Islam đến, tồn tại và xung đột với cộng đồng và tổ chức xã hội Cham Bà-la-môn giáo kéo dài suốt hai thế kỉ, mãi đến thời Po Rome (1627-1651), tôn giáo này mới được biến cải thành Hồi giáo cũ (tức Bà-ni hay còn gọi là Cham Awal).
* Sang Mưgik của Cham Bà-ni & Masjid của Cham Islam, Photo Kiều Maily.
Ở đây năm cột trụ làm nên nền tảng đức tin Hồi giáo, là: Chahadah: đức tin không có Chúa Trời nào khác ngoài Allah, Salat: cầu nguyện 5 lần một ngày, Zakat: bố thí, Sawm: nhịn ăn tháng Ramadan, Hadj: hành hương thánh địa Mecca hoàn toàn bị người Cham Bà-ni phá vỡ và “vi phạm”. Người Cham Bà-ni bên cạnh đức tin vào Allah, họ còn thờ cả thần Mưa, Biển, Núi… và cúng ông bà tổ tiên; họ không còn nhớ đến việc hành hương Mecca; còn việc cầu nguyện mỗi ngày hay ăn chay vào tháng Chín và bố thí chỉ được thực hiện vào mùa Ramưwan và chỉ dành cho giới tu sĩ; còn ở ngoài đời, người Cham Bà-ni biến tháng chay tịnh thành ngày lễ: Bbang Muk Kei, dân gian gọi là Ăn “tết” Bà-ni. Cuối cùng, ảnh hưởng chế độ mẫu hệ khiến người Cham Bà-ni chú trọng lễ karơh dành cho nữ hơn katat của nam; còn đám cưới hay đám tang thì hoàn toàn theo họ mẹ.
Ngay kiến trúc Sang Mưgik của Bà-ni và Masjid của Islam cũng có sự khác biệt lớn. Thánh đường Cham Islam mang dáng dấp chung của thánh đường Hồi giáo thế giới, ở đó mọi kiến trúc thánh đường đều hướng về thánh địa Mecca, trong khi đó người Cham Bà-ni ngược lại, cửa chính Sang Mưgik hướng về mặt trời mọc là nơi cư trú của thần linh trong tín ngưỡng Bà-la-môn. Bề ngoài Masjid có mái vòm cao với trăng lưỡi liềm và ngôi sao lớn, Sang mưgik thì không; còn ngôi sao nếu có thì rất nhỏ, chỉ như để trang trí. Bên trong thánh đường Islam là một sân lớn để cầu nguyện, trong khi đó ở Sang Mưgik là bục Mrong ở đây cấp Acar làm lễ dịp Xuk Yơng, đọc kinh và nắm Gai Bhong Cây trượng. Mrong là biến thái của bục Mimbar dành để đọc Khatabah ngày Jumaat, đặt ở trung tâm nơi trong cùng. Sau rốt, nếu mặt tiền Sang Mưgik viết chữ Cham, thì Masjid chỉ có chữ Ả Rập.
Cảm ơn tác giả rất nhiều. Nhưng có sự nhằm lẫn ở đây. Bà ni không phải Hồi giáo cũ. Hồi giáo cũ tức là Islam kan (theo dòng shi’ai mâu thuẫn với Bàlamôn); Hồi giáo mới là Jawa theo dòng Suni. Còn Bà Ni là tên của Tôn giáo của người Cham, cũng là tên của một tổ chức do người cham sáng lập thời Po Rome có nghĩa Những đứa con của Po; Khi Bà ni ra đời (đồng thời với Bàlmôn Cham sau này) đã xóa Hồi giáo cũ dòng Shi’ai (tức xóa Bà ni kan).
Bạn nói đúng lắm. Gọi Hồi giáo cũ là theo lệ thường quen gọi. Mình muốn ghi ra tất cả chỉ để tham khảo. Ở một bài khác Dara mình định tên gọi chính xác hơn. Karun nhiều!