Cả tháng nay, Mala tui đi đám cưới, phải nói là khủng. Khủng muốn khùng luôn.
Bỏ bê mấy sào ruộng cho cỏ đuôi chó lấn lúa, mà rán đi ăn cho hết đám cưới. Còn đỡ, cái ví chả lấy gì làm ngon khi không xẹp lép, mới đau. Nhưng suy đi tính lại, trộm nghĩ mình có mất tiền, mà được cái ăn cái nhậu, tạm gọi là hòa.
Đệ nhất đau là đau về tinh thần. Mấy chục cái đám là mấy chục cái loa hành hạ Mala tui suốt. Hết “Katê palay Chăm” đến “Làng Chăm ơn Bác”, hết “Kak tian rong anưk nao baic” lại “Quê em nơi vùng cát trắng”… Nhai đi nhai lại nửa thế kỉ rồi ta vẫn còn nhai. Còn hành hạ thiên hạ nhai cùng ta nữa.
Quý đồng chí tui ơi, kiếm cái gì mơi mới xíu cho bà con nhờ đi.
Thế kỉ 21 cái thùng thiếc còn đâu để “gánh nước đêm trăng”! Với lại “mái tranh nghèo” tìm hết 40 cái làng Chăm để chụp 1 tấm ảnh thôi còn không có, thì mấy em thời đại @ còn hò “mái tranh nghèo” làm gì cơ chứ!!!
Ôi, nhạc sĩ với ca sĩ Chàm tui…
Tôi đọc bài tâm sử của Chay Mala mà tôi cười đến bể bụng
Cười không phải vì các tác giả hay casy cham. Cười vì sự so sánh của Chay Mala
– nếu chúng ta không muốn tham gia tiệc tùng gì thỉ chả có ai bắt buộc or nếu nghe ca khúc mà mình không thích chẳng có ai ép buộc mình nghỉ
Chaymala có giỏi thì làm…. làm nhiều nhiều bài thơ hay viết tiểu thyết hay để đời với cộng đồng Chăm và thế giới để nhận giải thưởng NObel đi.
Bài này Mala viết tệ quá, hình như cạn hết từ ngữ rồi, tôi rất đồng ý với bạn daovan, không ai bắt buộc mình cả. Riêng những bài hát vừa nêu bà con Chăm thường hát trong các đám tiệc ở làng quê mình bài của những nhạc sĩ Chăm mình sáng tác và đã đi vào lòng người Chăm mình rồi, đâu đó còn những bài Chăm mới do những bạn trẻ Chăm hát trong các đám tiệc mà Mala chưa nghe đó thôi. Nếu nói như Mala thì chú Chế Linh về Việt Nam hát ngay tại thủ đô Hà Nội và các Tp khác những bài hát gì vậy, mới hay cũ, bài của thế kỷ nào??? Trước khi phê bình cái gì đó thì nên cân nhắc cho kỹ, quan sát cho nhiều và dự cho đủ.v.v… chứ suy nghĩ thiển cận như vậy rồi viết là lạc hậu, rồi Chàm tui này nọ là không phải phép. Hãy xem lại mình đi rồi mới viết chuyện ngụ ngôn cho đúng nghĩa. Thân ái
Duphuong viết vầy thì hơi… đúng. Hơi đúng nghĩa là có vẻ đúng thôi, chớ thực ra là có SAI ở trỏng.
Ngụ ngôn là phóng đại một việc nào đó cụ thể để nhấn vào 1 ý lớn.
Chay Mala không chê DỞ, mà là chê CŨ.
Kak tian rong anưk nao bac, Bhum Adei, Làng Chăm ơn Bác thì hay và thành cổ điển rồi, không ai dám cho các bài ấy dở cả. Chay Mala có mọc sừng cũng không dám chê.
Thế nhưng các bài đó ra đời lâu rồi, CŨ quá rồi, sao Chăm ta không có nhạc sĩ mới nào ngon cơm để có bài thật hay như các bài trên của các nhạc sĩ ấy.
Tài năng âm nhạc mới đâu rồi?
Chẳng hạn về thơ, sau ông Inrasara và Trà Vigia, có cả một thế hệ ngon lành, còn viết ca khúc thì đâu rồi. Ý Chay Mala chỉ chừng đó.
Nói thêm hỉ: Còn ngài Chế Linh theo tớ cũng cổ lổ sỉ rồi, dù có cả đống khán giả cổ lổ sỉ (trong đó có đám trẻ) mua vé nghe ngài hát. Ngài Trịnh cũng vậy thôi, cũng cổ lổ rồi…
Bó tay
Các vị trao đổi mà người này đứng bên kia núi, người nọ đứng bên này núi, thì ai mà hiểu ai. Tôi xin trích nguyên văn đoạn nhà thơ Inrasara phê bình thơ dân tộc thiểu số, bài này rất nổi tiếng, có tên “Thơ dân tộc thiểu số Việt Nam vừa đi vừa ngủ”:
“Ngộ nhận chung của các nhà thơ dân tộc thiểu số là cứ bám trụ vào “bản sắc”, kiên trì giữ giọng dân tộc bằng lối nói ngô nghê, ngọng ngịu như cái ngày, ê hê… hay đùn cơ man từ “thuần” dân tộc dày đặc vào các trang thơ: thắng cố, thổ cẩm, vòng xoè, apsara, buôn, phum… Là điều hoàn toàn không cần thiết nữa, hôm nay”.
Tôi hiểu ý anh Duphuong, là ca khúc cũ vẫn còn hay và vẫn còn được thưởng thức.
Nhưng ý của Chay Mala là khiêu khích (tôi không muốn dùng chữ khuyến khích) người Chăm sáng tạo ca khúc mới, để tạo ra lỗ tai biết thưởng thức cái mới.
Tôi thông cảm với Duphuong, nhưng tôi ủng hộ Mala!
Với Trần Sáng: Tôi không đồng ý với anh về nhận định về Trịnh