Người Hàn đi chùa để thiền. Thiền cho tâm tịnh, lòng an, tinh thần sáng trong.
Người Việt đi chùa để cầu. Cầu lộc với lợi, cầu chức hay danh. Hối lộ thánh thần để cầu. Cỗ càng to thì cầu càng dữ.
Đấy là ý một bài báo mà Mala tui mới đọc cọp được.
Người Chàm lên tháp để làm gì? – Để trả nợ. Nợ thần nợ thánh, nợ ông bà tổ tiên. Ta có chuyện, ta hứa với thần bbôn yāng, và ta lên tháp trả nợ thần biār thre yāng.
Đó là chuyện xửa xưa rồi…
Chớ hôm nay, đại đa số Chăm lên tháp chủ yếu để chơi, du hí, tán gẫu… rồi xuống Ninh Chữ tắm, hay vào làng nhậu nhẹt.
Không phải sao?
Chào Chay Maly
Tôi đồng ý với bạn Chăm (trong đó Muslim Bàni hay Balamon) là sau khi lên Tháp du hí.. rồi xuống biển Ninh Chữ tắm biển hay nhậu nhẹt. Lễ hội KATE cũng là người Chăm lên tháp để trả nợ à? Cũng như người Việt hay người Hàn sau khi kết thúc cầu ở chùa thì họ cũng phải đi du hí hoặc nhậu nhẹt chứ, đúng không? bạn biết đấy 1 năm người Việt Nam phải chi 3 tỷ USD cho bia rượu ? Đối với người BàNi khi hạ sinh được con gái đầu lòng thì họ lên tháp để tạ ơn cho thần linh chứ không trả nợ. Một dòng họ Play Cang( Lương Tri) chỉ được phép đứng dưới chân tháp nhìn lên chứ không được lên tháp bây giờ con cháu họ vẫn thực hiện và cứ 7 năm họ cúng cho tháp một con dê. Các thánh đường Bà Ni là nơi tập hợp con dân vào cầu phúc sao bạn không so sánh giữa người Chăm với người Chăm. Theo tôi đó chỉ là quan niệm tôn giáo cần nhờ các nhà chuyên môn phân tích ,Có lẽ vì lý do nào đó Chăm Balamon không còn giữ được phong tục xưa.?Đó mới là vấn đề mà các đọc giả muốn biết. dù sao tôi cũng cảm ơn bạn chia sẻ thông tin