Sân thơ Chăm: 20 NĂM HÀNH TRÌNH THƠ NGƯỜI CHĂM

Ngaytho-Poster* Poster mặt trước – Photo Inrajaya.

Lần đầu tiên “Sân thơ Chăm” xuất hiện tại Ngày Thơ Việt Nam. Đây là sự kiện quan trọng, để cộng đồng Chăm giới thiệu tiếng thơ đặc trưng của mình đến với độc giả cả nước.

Ngày Thơ lần thứ XII – 2014 tại TPHCM được cho là có nhiều phong cách mới lạ, phong phú và sôi động nhất từ trước đến nay. Ngày Thơ bắt đầu từ 15g ngày 14-2, khai mạc lúc 19:30 cùng ngày, và diễn ra đến hết ngày 15-2-2014.

Địa điểm: Khu Liên hiệp Hội VHNT-TPHCM, 81 Trần Quốc Thảo – q.3.

Tại đây, “Sân thơ Chăm” – với tiêu đề 20 NĂM HÀNH TRÌNH THƠ NGƯỜI CHĂM được trình bày bằng hai thứ chữ: Việt và akhar thrah – đóng góp các mục:

 

1. THƠ TRÌNH DIỄN

– Nhà thơ Inrasara trình diễn bài thơ “Mưlam Cam – Đêm Chàm” cùng với đoàn vũ trẻ thành phố.

– Nhà thơ Tuệ Nguyên đọc bài thơ “Mùa rụng

– Nữ thi sĩ Kiều Maily trình diễn bài thơ “Biêr harei di mưdin crih – Chiều phố lạ”.

Đặc biệt ở “Sân thơ Trẻ”, Kiều Maily sẽ có màn độc vũ Chăm và giao lưu với khán giả.

2. POSTER ảnh thi sĩ Chăm & trích đoạn thơ trên nền vải hoa văn thổ cẩm.

3. TÁC PHẨM TRƯNG BÀY

– Sách cổ Chăm trên lá buông, giấy bản, và các loại giấy khác

– Tác phẩm nghiên cứu về văn học Chăm

– Tác phẩm thơ của các tác giả Chăm đương đại

– Tác phẩm thơ tiếng Chăm và song ngữ Chăm – Việt

4. TÁC PHẨM BÁN

 

Thông báo và lời mời tham dự:

Đưa thông tin này, chắc chắn chúng tôi còn chưa có đầy đủ thi phẩm của các tác giả Chăm đương đại. Các bạn nào có tin mới, hay có tác phẩm bán tại Ngày Thơ, xin liên hệ với Tuệ Nguyên: 01669-274527, hay Kiều Maily: 0902-906935.

Trân trọng.

 

*

PHỤ LỤC

I. Ảnh và trích đoạn.

Chế Mỹ Lan

Hai chữ Katê, ôi thân thương!

Gần mà xa, riêng tư và tất cả

Hôm nay hay mai sau, tương lai và quá khứ

Sống trong ta như đến vĩnh hằng!

 

Đồng Chuông Tử

Tôi – hạt bụi cô đơn của trái đất…

Tôi bừng cháy.

… xóc hành trang đựng đầy gió

lên

đôi vai gầy gã trai Chăm mơ mộng

cô độc đi…

 

Inrasara

Một ánh nhìn của cha

Nửa nụ cười của mẹ

Và hai bàn tay diệu vợi của em

Giữa mênh mông màu nắng quê hương

Hỏi tôi còn tìm thiên đường đâu nữa…

 

Jalau Anưk

Tôi – cái thằng tôi – trơ trẽn vỗ ngực, ngủ vùi cùng cái mác bảnh choẹ, láng coóng một cái đầu to hai mái – rỗng tuếch bên trong, tỉnh vội – soi gương thấy mình cũng chỉ là cái thằng Klu khờ khạo, mút mục ngón tay cái mà cứ tưởng là núm vú mẹ nâng niu ngày chào đời.

 

Kiều Maily

Cái tôi tôi đã nói tiếng likau drei

đã một lần say bái bai            theo cách nói của bọn trẻ hiện đại 

mà bạn đã cất công vẫy lại

to nhỏ thì thầm vào tai

như thể niềm bí mật được giấu kín

Ừa, bạn hãy thì thầm nếu thích

bạn cứ nhắm nháp với li bia buổi chiều                  nếu thích

chỉ nhớ

đó không còn là tôi.

 

Khaly Chàm

hãy ngợi ca niềm hoài vọng và kí ức cháy tàn

ảo ảnh tự phân hủy trong mầm ánh sáng

những cái bóng chập chờn xuyên thủng mê khúc màu đen

dấu chân im lặng mang tính biểu tượng  bốc mùi ruỗng mục

 

Trà Vigia

Hu sa harei…

Prưn dahlak yaum oh dauk kađaung dom!

Caung crauk xwan ew tanhi thei gac…

Hu sa harei dahlak gilac mai sang

Dom nưm krung drut drwai ppamưdơh

Kaji kajơng di bbơng Kut… dahlak yam tamư

Hu lei sa kapu klau?

Wơk paywa ka dunya rai rak!

 

Trầm Ngọc Lan

Suối Tre?

khi tôi sinh ra chẳng có một bụi tre

đã thành hoài niệm

… những gánh thuốc thập cẩm

đi đến thập phương

               hay bước hành hương?

tìm miếng đắng tương lai

rớt trái nhục lung linh trời thực tại.

 

Tuệ Nguyên

Tôi đang sống cùng thời đại với họ,

nhưng khi họ cứ mải mê dò từng bước để đi thì

tôi lại nằm một xó tập bay

 

II. Tác phẩm trưng bày

1. Văn bản thơ cổ Chăm tiêu biểu

 

2. Nghiên cứu

Inrasara, 1994 & 2012, Văn học Chăm I, Khái luận, NXB Tri thức, H.

Inrasara, 1995 & 2006, Văn học dân gian Chăm, NXB Văn hóa Dân tộc, H.

Inrasara, 1995, 2006 & 2011, Ariya Trường ca Chăm, NXB Thời Đại, H.

Inrasara, 1995 & 2009, Akayet Sử thi Chăm, NXB Khoa học Xã hội, H.

 

3. Sáng tác tiếng Việt

Chế Mỹ Lan, 2008, Em và màu mây qua tháp, NXB Văn học, H..

Chế Mỹ Lan, 2013, Dấu chân về nguồn, NXB Thanh niên, H.

Đồng Chuông Tử, 2007, Thèm ăn, NXB Thanh niên, H.

Đồng Chuông Tử, 2009, Mùi thơm của im lặng, NXB Hội nhà văn, H.

Inrasara, 1996, Tháp nắng, NXB Thanh niên, H.

Inrasara, 1999, Hành hương em – thơ, NXB Trẻ, TPHCM

Inrasara, 2002, Lễ Tẩy trần tháng Tư – thơ và trường ca, NXB Hội Nhà văn, H.

Inrasara, 2003, Thơ cho tuổi thơ, NXB Kim Đồng, H.

Inrasara, 2005, The Purification Festival in April, song ngữ Anh – Việt, NXB Văn nghệ, TPHCM.

Inrasara, 2006, Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài thơ tân hình thức, NXB Hội Nhà văn.

Inrasara, 2011, Ở nơi ấy [thơ thời cuộc], Tienve.org.

Kiều Maily, 2013, Giữa hai khoảng trống, NXB Thanh niên, H.

Khaly Chàm, Tình khúc tặng bạn thơ, NXB Văn nghệ

Khaly Chàm, Đi về phía mặt trời, NXB Văn nghệ

Khaly Chàm, Nắng qua lăng kính, NXB Văn hóa – Văn nghệ

Thông Thông Khánh, 2013, Mơ về phía biển, NXB Thanh niên, H.

Trà Ma Hani, 2010, Em, hoa xương rồng và nắng, NXB Kim đồng, H.

Trà Vigia, 2012, 1 ngày 5, Sài Gòn.

Trần Wũ Khang, 2008, Quà tặng của quỷ sứ, NXB Giấy Vụn, Sài Gòn.

Tuệ Nguyên, 2007, Khúc tấu rối bù, Sài Gòn.

Tuệ Nguyên, 2008, Ch[tr]ào & Những vết bẩn, Sài Gòn.

Tuệ Nguyên, 2009, Những giấc mơ đa chiều, NXB Hội Nhà văn, H.

Tuệ Nguyên, 2011, Mi & ngôn lời, Sài Gòn.

 

4. Sáng tác tiếng Chăm & song ngữ Việt – Chăm

Inrasara, 1997, Sinh nhật cây xương rồng, Việt – Chăm, NXB VHDT, H.

Phú Đạm, 2009, Anưk kamei bhum pađiak, thơ tiếng Chăm, Sài Gòn.

Sakaya, 2013, Ariya Bino, thơ tiếng Chăm, NXB Thanh niên, H.

 

4. Tuyển tập

Inrasara (chủ biên), 2008, Văn học Chăm hiện đại – Thơ, Việt – Chăm, NXB Văn học, H.

Inrasara & Jalau Anưk (chủ biên), Đặc san Tagalau, 1-14.

 

IV. Tác phẩm bán

Đặc san Tagalau14.

Inrasara, 1994 & 2012, Văn học Chăm – khái luận, NXB Tri thức, H.

Inrasara, 1995, 2006 & 2011, Ariya  Trường ca Chăm, NXB Thời Đại, H.

Inrasara, 2013, Thơ Việt, hành trình chuyển hướng say, NXB Thanh niên, H.

Inrasara, 2013, Nhập cuộc về hướng mở, NXB Văn học, H.

Kiều Maily, 2013, Giữa hai khoảng trống, NXB Thanh niên, H.

 

IV. 3 BÀI THƠ TRÌNH DIỄN

Inrasara

MƯLAM CAM

 

Ra bal liwa tagok mưng tanran nhjôm bbak

Brôk mưng bbôn cwah cor

Trun mưng cơk patau mưlun

Ra bal liwa par mưng mưdin hadah.

Mai

Lek yam mai palei…

 

ĐÊM CHÀM

 

Người nông dân nhô từ đồng nhiễm mặn

trồi từ đồi cát hanh

xuống từ núi đá trần

người nông dân bay từ phố sáng

 

Về

đều bước về plây

 

Cởi bỏ, rũ bỏ sau lưng quang gánh

Ginang, Baranưng giục về

từng chuyến mưa nồng nã Katê

 

Với đêm nay rừng tháng Mười phát sáng

với đêm nay mắt họ bừng kiêu hãnh

tha hương bao nhiêu năm vẫn nhịp đề huề

 

Baranưng vỗ dội bờ dĩ vãng

người nông dân buông mình vào mẫu số chung định phận

trong bập bềnh những thế kỷ Ginang

 

Rồi mai bước đều về miền xa tít.

 

 

 

Tuệ Nguyên

MÙA RỤNG

ta cứ gặp nhau anh nhé, em nói thế
để chứng nhận và tiếp tục chứng nhận
một mùa nhớ
rong ruổi niềm tin kí thác trong tình yêu hờ hững
trong ngõ tối hai cơ thể quyết biến nhau thành xác ướp

ta hãy cứ gặp nhau anh nhé, em vẫn nói thế
bởi con người ta luôn thống kê những lần gặp
lời hứa & sự dối lừa
đợi chờ & thất vọng
ta gặp nhau như hai người xa lạ
kể nhau nghe về câu chuyện hoa tàn hoa nở
ở phía chân trời

mùa rụng
anh, em – chia biệt
chẳng ai muốn thống kê về
chẳng ai muốn chứng nhận về
chẳng ai muốn kể về
một… mùa đã rụng.

 

 

Kiều Maily

BIÊR HAREI DI MƯDIN CRIH

 

Biêr harei Baigor karei di biêr harei Panrang

Urang nao yau bhut paguy

Dang yau pô pala

 

Ai pak halei?                         dôm kanen ariya mưpajiak

Ai nao hatao?            Khôl urang bblung rakak….

 

CHIỀU PHỐ LẠ

 

Chiều Sài thành không như chiều Phan Rang
người đi như ma đuổi

đứng                           như mất hồn

 

Anh ở đâu?

những vần thơ hối hả

anh về đâu?               dòng người khối động…

 

Phố đông                    lòng em vắng

chân hoang vu vẽ con đường loằng ngoằng

tìm anh                       gọi vần thơ cũ

 

Phố Sài thành khác phố Phan Rang

xe đi không tung tích

xóa dấu chân anh chìm đồi cát Nam Kương

 

Anh ở đâu?

em

bốn bức tường câm và quãng đường bỏ lại

làm hoang                  `chiều Sài Gòn…

One thought on “Sân thơ Chăm: 20 NĂM HÀNH TRÌNH THƠ NGƯỜI CHĂM

Leave a Reply to ng, Thắng Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *