Phương Thảo: Linh thiêng hồn đá

IMG_4503

* Inrasara – Phương Thảo – Ngọc Viên tại bến sông Tiêu Tương, quê hương Quan họ Bắc Ninh – 11-2013.

Nếu bạn có dịp đến thăm vùng đất Quảng Nam- Đà Nẵng thì không nên bỏ qua khu Thánh Địa Mỹ Sơn. Đó là một địa danh nổi tiếng với những nét văn hóa đặc sắc Chămpa từ cổ xưa được xây dựng từ thế kỷ thứ IV-V và cho đến nay vẫn luôn là những điều bí ẩn cuốn hút du khách cả trong và ngoài nước. Thánh Địa Mỹ Sơn là một trong những di sản văn hóa đặc sắc mang nguồn gốc Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Hiện nay Thánh địa Mỹ Sơn đã được Chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng là một trong 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và luôn là sự quan tâm của những người ưa thích tìm hiểu nên văn hóa Chămpa cổ xưa.

Nếu bạn có dịp đến thăm vùng đất Quảng Nam- Đà Nẵng thì không nên bỏ qua khu Thánh Địa Mỹ Sơn. Đó là một địa danh nổi tiếng với những nét văn hóa đặc sắc Chămpa từ cổ xưa được xây dựng từ thế kỷ thứ IV-V và cho đến nay vẫn luôn là những điều bí ẩn cuốn hút du khách cả trong và ngoài nước. Thánh Địa Mỹ Sơn là một trong những di sản văn hóa đặc sắc mang nguồn gốc Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Hiện nay Thánh địa Mỹ Sơn đã được Chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng là một trong 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và luôn là sự quan tâm của những người ưa thích tìm hiểu nên văn hóa Chămpa cổ xưa.
Chính vì vậy, trong chuyến đi Đà Nẵng lần này chúng tôi quyết định sẽ dành thời gian ở lại đi thăm Thánh Địa Mỹ Sơn sau khi đã hoàn tất công việc. Đà Nẵng trong ngày nghỉ cuối tuần càng trở nên khoáng đạt và rực rỡ hơn với biển xanh, cát trắng, nắng vàng. Chúng tôi yêu cầu tài xế mở cửa xe ô tô để được ngắm nhìn biển xanh trải dài dưới cái nắng đã trở nên chói lòa trên mặt biển xanh biếc và trong veo mây trời. Chúng tôi cũng cảm thấy thật may mắn được hưởng cả bầu không khí mát mẻ của Đà Nẵng sau mấy ngày thời tiết có chút mưa nhẹ do ảnh hưởng của cơn bão số 6 vừa qua. Đà Nẵng với tôi vẫn là những vẻ đẹp của một thành phố trẻ đầy quyến rũ nhưng ta vẫn phải tạm thời chia tay với “người đẹp” để tìm về những giá trị cổ xưa.
Trong vòng một tiếng rưỡi đồng hồ, xe chúng tôi đã đến địa phận của Tháp cổ Mỹ Sơn, nơi có cây cầu nhỏ với vòm giả gỗ uốn cong, xe đi qua hai chiếc cổng chào hình tháp cổ dáng dấp hình parabol. Con đường mòn dẫn lối vào khu vực Thánh địa đầy bóng lá và cây xanh thật yên bình.Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cách thành phố Đà Nẵng xấp xỉ bảy chục km và cách Thành cổ Trà Kiệu khoảng hai chục km. Đây là địa danh hoang sơ mà kỳ bí, không chỉ là niềm tự hào của người Chăm pa khi xưa mà còn là vùng đất linh thiêng của người dân Quảng Nam.
Một thung lũng hoang sơ và bóng dáng những tháp Chăm cổ đã hiện ra trước mắt chúng tôi trong không gian khoáng đạt đầy hương hoa cỏ dại. Quần thể Tháp cổ nơi Thánh địa này nằm lặng lẽ và đầy uy linh giữa dãy núi xanh thơ mộng bao quanh. Mùi hương cỏ dại trong thung lũng đầy vẻ hoang sơ như làm dịu đi sự oi nồng với ánh nắng hè gay gắt. Nghe nói đây đã từng là nơi mà các Vương triều Chămpa khi xưa thường tổ chức cúng lễ và cũng là nơi cất giữ những ngôi mộ cổ của các vị Vua Chúa và giới tu hành khi xưa. Thật là một vùng đất thiêng gợi nhớ về cổ xưa với dáng dấp những ngôi Tháp cổ vẫn đứng uy linh trước bao thăng trầm của các Vương triều Chămpa. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất về di sản Tháp cổ và là khu di tích chính của nền văn hóa Chăm pa tại Việt Nam hiện nay.
Những cổ vật còn lại đã ghi dấu một thời vàng son của Vương triều Chămpa. Nghe nói những tấm bia văn tự nơi đây còn ghi dấu một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ thứ IV. Sau đó hơn hai thế kỷ, ngôi đền này đã bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Tiếp đó vào thế kỷ thứ VII, vua Sambhuvarman ( Phạm Phạn Chi đã trị vì từ năm 577 đến năm 629) và họ đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền và tồn tại được đến ngày nay sau khi dời đô từ Khu Lật về Trà Kiệu. Các Vương triều kế tiếp đã tu sửa đền tháp cũ và xây thêm các đền tháp mới để thờ các vị thần linh.
Nguyên liệu đơn sơ từ gạch nung làm nên những ngôi tháp cổ cho đến nay vẫn luôn là điều bí ẩn cho các nhà nghiên cứu kiến trúc và văn hóa cổ. Chúng được xếp khít lên nhau làm nên những nét kiến trúc tinh xảo rất tài tình với những điểm xuyết trang trí bằng sa thạch. Người ta tìm thấy trong các mạch xây ấy hầu như không nhìn thấy mạch vữa, không biết chất liệu nào đã làm nên sự gắn kết giữa những nét kiến trúc độc đáo ấy. Có lẽ thứ gạch nung cổ xưa ấy đã trở nên một loại nguyên liệu linh thiêng để lưu giữ ký ức của một dân tộc và những triều đại Chămpa cổ xưa với nền văn hóa đặc sắc và sống động. Ngay cả dáng dấp điệu múa của thiếu nữ Chăm làm mê hoặc lòng người mang cái tên Apsara khêu gợi cùng những điều kỳ bí nhất của Tháp cổ mà đến nay vẫn chưa có lời giải đáp chính xác.
Những đền thờ chính của Thánh địa Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc thờ hình tượng của thần Siva, là đấng báo hộ của các dòng vua Chămpa.Thần Bhadresvana chính là vị vua đã sáng lập ra dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ thứ IV và kết hợp với thần Siva trở thành tín ngưỡng chính nơi đền thờ của Thần-Vua- Tổ tiên -Hoàng tộc. Khu di tích Mỹ Sơn được phát hiện năm 1885 bởi ông M.C Pari là một học giả uyên bác người Pháp. Sau này vào những năm đầu thế kỷ 20, nhà nghiên cứu người Pháp L.Phinot và L.de Lajoquiere và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến khu Thánh địa Mỹ Sơn để tìm hiều và nghiên cứu sâu hơn về kiến trúc độc đáo và nghệ thuật điêu khắc của dân tộc Chăm và đã chính thức công bố vào năm 1903-1904.Nghe nói những ngọn tháp và lăng mộ ấy có niên đại từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ XIX và đỉnh cao về sự tráng lệ ở thế kỷ thứ X. Các kết quả khai quật cho thấy Vua Chăm đã được chôn cất từ thế kỷ thứ IV và có tới 70 công trình kiến trúc tại nơi đây. Người Chămpa sống rải rác ở miền Trung và Nam bộ cho tới tận Tây Nguyên. Tiếc rằng những ngọn tháp xinh đẹp và nguy nga xưa kia đã bị chiến tranh phá hủy nay không còn nữa.
Khi tìm hiểu sự phong phú và linh thiêng của mỗi đền tháp cũng mang đến cho chúng ta những điều khá thú vị.Mỗi đền Tháp ở đây được chia thành nhiều cụm, kết cấu gôm có : Đền chính( Kalan) và bao quanh bằng những tháp nhỏ hoặc đền phụ. Đền chính tượng trưng cho núi Meru là trung tâm của vũ trụ, đây là nơi hội tụ của thần linh và thờ thần Siva. Các đền phụ xung quanh để thờ các vị thần trông coi hướng trời, còn các tháp phụ khác là nơi khách hành hương và sửa lễ và cất giữ những đồ tế lễ.
Có nhiều bức tượng đá không còn đầu và điều đó dường như lại thu hút thêm sự tò mò của du khách. Nhiều bạn trẻ tranh thủ đứng sau bức tượng cụt đầu và chụp ngay vài bức hình làm kỷ niệm. Điều đáng tiếc là các đền tháp hiện nay đều không còn nguyên vẹn và thậm chí những tác phẩm điêu khắc và tượng đá bị gãy hoặc nứt vỡ khá nhiều theo thời gian và những biến cố của chiến tranh. Thật tiếc khi chính con người đang có nguy cơ tự phá hủy và làm mai một dần đi những bằng chứng của một nền văn hóa Chăm khá đặc sắc của châu Á thuở xa xưa.
Trong không gian lặng lẽ và linh thiêng ấy bạn có cảm thấy sự liên kết nào giữa thật và ảo, giữa hiện tại và quá khứ hay không? Nếu là người hoài cổ, có thể bạn sẽ mang theo đôi sự chút trầm mặc để nhớ về một thuở xa xưa đầy mơ hồ nào đó và suy nghĩ mông lung về những triều đại Vua Chúa Chăm pa cổ xưa và nghĩ về sự đổ nát của các Vương triều, đế chế khác đã qua thời vàng son. Có lẽ mọi dấu tích của Vua Chúa rồi tất cả cũng sẽ trở thành “Trăm năm bước phù du, hoang sơ Tháp cổ” như lời ca phiêu du trong ca khúc “ Mưa bay Tháp cổ” của nhạc sỹ Trần Tiến.
Nhưng điều làm say lòng du khách nhất có lẽ là được ngắm những vũ nữ Chămpa cổ xưa trong vũ điệu Ap sa ra được khắc trên đá và xem điệu múa của họ được tái tạo ngay tại nơi Thánh địa này. Điệu Ap sa ra luôn làm say lòng người bởi sự uyển chuyển của những thiếu nữ đầy duyên dáng với những bờ cong phiêu lãng trên thân thể nở nang và phồn thực mà vẫn tràn đầy sự thánh thiện và huyền bí.
“Ngủ quên trong kiếp đá Ap sa ra
Bàn tay người nghệ sỹ hóa thân ngà
Trăm năm làm một thuở nỗi mơ nương náu ngàn đời
Nung nấu ngàn đời mãi không nguôi..”.

Điệu nhạc cùng những lời ca ngọt ngào đang bay bổng giữa Thánh địa làm cho không gian nơi đây thêm phần huyền ảo và cũng làm bao du khách phải ngây ngất giữa chốn linh thiêng này.
Nền văn hóa Chăm pa độc đáo ấy đã thu hút nhiều du khách xa gần đến đây. Chúng tôi thấy có khá nhiều đoàn khách du lịch đi bằng xe tắc xi và xe ô tô du lịch. Đặc biệt có một số bạn trẻ cũng rủ nhau đi phượt bằng xe máy. Gần trưa, không khí Thánh địa trở nên tấp nập hơn khi bước xuống ô tô là bao bước chân từng đoàn du khách người nước ngoài tiến vào. Tôi quan sát thấy khá nhiều gương mặt trẻ già đều háo hức cầm theo máy ảnh và sổ tay ghi chép, chắc hẳn là những người ưa thích tìm hiểu nến văn hóa cổ Chămpa tại đây. Thấp thoáng là bóng dáng những cô gái ngoại quốc với những mái tóc màu bạch kim hay vàng rực như màu lúa chín càng làm nổi bật nơi Thánh địa, có lẽ họ là những du khách đến từ châu Âu xa xôi.
Sau khi dạo quanh khu Thánh địa và tìm hiểu những bí ẩn của nơi đây trong ánh nắng hè chói chang, bạn sẽ quay lại khu nhà trung tâm để nghỉ ngơi và thưởng thức một màn biểu diễn múa Apsara đầy hấp dẫn trong tiếng trống Paranưng vô cùng rộn rã của những chàng trai cô gái bản địa nơi đây. Họ trình diễn những điệu múa và thổi kèn Saranai ngân nga trong tiếng thổi khá dài hơi và đầy nội lực của một người nam thanh niên trẻ.
Điệu múa Apsa ra bay bổng đầy diệu kỳ với những ngón tay thiếu nữ uốn cong và thân hình quyến rũ do ba cô gái trẻ thể hiện rất duyên dáng. Trong tiếng nhạc réo rắt ấy, bạn sẽ tưởng tượng những vũ nữ Apsara trong Thánh địa từng ngủ quên ngàn năm như được bước ra từ trong đá với những ký ức xa mờ.
Ngàn năm trong kiếp đá Apsara
Bàn tay người vũ nữ nét thiên thần
Trên môi cười diệu nghệ
Hồn mở ra vóc dáng hình hài
Phiêu lãng đường trần mãi trông chờ…”.

Tôi chợt nhớ đến ca khúc “Mưa bay Tháp cổ” của nhạc sỹ Trần Tiến có những giai điệu bay bổng với giọng ca đậm chất liêu trai của ca sỹ Tùng Dương có lẽ cũng được lấy cảm hứng từ nơi đây:
“Trăm năm bước phù du.
Hoang sơ tháp cổ…
Hoang sơ vũ điệu xưa.
Cong cong năm ngón ngũ hành.
Trăm năm bước mộng du.
Nam mô nam mô nam mô nam mô Butda.
Một vòng thôi miên thôi miên Apsara.
Nhật nguyệt trên cao trên cao trên cao sáng tỏ.
Em múa nghiêng ngả.
Hoang sơ tháp cổ.
Hoang sơ vũ điệu xưa.
Nhật nguyệt trên cao nhân gian dưới thấp cách xa…”.

Bạn vẫn thể thả sức ngắm những sắc màu còn lại trên Tháp cổ cùng những vụn vỡ của vô số những mảnh vỡ thời gian mà vô cùng nuối tiếc. Giữa những sắc màu nâu thẫm và đỏ tươi của gạch nung với sự xếp đặt khéo léo, bạn thậm chí còn thấy cả những viên gạch đã ngả sang màu lốm đốm và bạc phếch trơ lỳ trước lịch sử cùng những lớp gạch khác như đang nghiêng liêu xiêu trong gió. Có lẽ đó là những mảnh ký ức vụn vỡ và đổ nát của một thời vàng son đang lại hiện về và nhắc nhở con người cần biết nâng niu những giá trị sống đích thực và biết bảo tồn những giá trị văn hóa vô giá của nhân loại. Linh thiêng lời của đá…

(Bài ký của Phạm Thị Phương Thảo- Kỷ niệm chuyến thăm Thánh Địa Mỹ Sơn- ngày 9/8/2013 tại Quảng Nam- Đà Nẵng)

6 thoughts on “Phương Thảo: Linh thiêng hồn đá

  1. Bút kí này đọc được, dù điều này đã được nhiều người viết.
    Điều tôi thắc mắc là tại sao Phương Thảo (tôi biết chị là nhà thơ) lại đi trích dẫn ca từ của nhạc sĩ Amư Nhân. Ca từ lệch lạc từ bài thơ rất tuyệt của nhà thơ Inrasara.
    Chị đọc thế nào: “Trên môi cười điệu nghệ… Hồn mở ra vóc dáng hình hài”
    Trong khi thơ Inrasara là: “Nụ cười phiêu lãng trên môi”?
    Tôi nhớ nhà thơ Inrasara có chỉnh một lần rồi. Mọi người hát sao thì kệ, nhưng nhà thơ thì phải cẩn thận với chữ nghĩa. “Phiêu lãng” hoàn toàn khác “điệu nghệ”.
    Rồi “Hồn mở ra vóc dáng hình hài” là sao? Trong lúc đó ngôn ngữ thơ của nhà thơ Inrasara là:
    “Cựa mình ra lòng đá/ Nụ cười phiêu lãng trên môi/ Mang hình hài vũ nữ/ Qua miền cuộc lữ rong chơi đất trần”.
    Chị thông cảm cho lời thật nhé.

  2. Chị Phương Thảo viết dễ thương, ca ngợi nhà nước hơi bị nhiều đó.
    Lại ca khúc Trần Tiến nữa! Về ca từ nhạc sĩ Amu Nhân thì dở về chất thơ thôi, chớ ông Trần Tiến thì lỗi kiến thức văn hóa Chăm đó, chị à.

  3. “chao bac Sara
    bac co the gui cho chao toan bo bai tho nay duoc khong a
    xin cam on bac

    Ngủ quên trong kiếp đá Ap sa ra
    Bàn tay người nghệ sỹ hóa thân ngà
    Trăm năm làm một thuở nỗi mơ nương náu ngàn đời
    Nung nấu ngàn đời mãi không nguôi..”.

  4. Nguyên văn đây, bạn ơi

    APSARA – VŨ NỮ CHÀM

    Ngủ quên trong kiếp đá
    Bàn tay nghệ sĩ hoài thai
    Trăm năm làm một thuở
    Nỗi mơ nung nấu ngàn đời chưa nguôi

    Cựa mình ra lòng đá
    Nụ cười phiêu lãng trên môi
    Mang hình hài vũ nữ
    Qua miền cuộc lữ rong chơi đất trần

    Mai trở về cõi đá
    Đường cong diễm ảo khơi vơi
    Sát-na thành thường trụ
    Cho nhân gian nửa đất trời nhớ thương.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *