Phản bội của dịch

Trà Kha dịch

báo Đại biểu Nhân dân, 11-4-2013

 

*

Thực tế là, Hai vạn dặm dưới đáy biển của Jules Verne vẫn còn rất nhiều thứ để khai thác. Khi nhà xuất bản ủy quyền cho tôi thực hiện một bản dịch mới cho tuyệt phẩm vào thế kỷ XIX này, tôi rất tự tin mình sẽ đem đến một tầm vóc mới và thú vị hơn cho câu chuyện của vị thuyền trưởng Nemo, chiếc tàu ngầm Nautilus của ông, và cả con bạch tuộc to lớn hung bạo kia nữa.  Nhưng tôi đã quên bẵng đi hệ thống phân loại tất cả cư dân của bảy vùng đại dương.

Ở trang ba của tác phẩm, tôi cảm giác mình bắt đầu chết chìm trong lũ cá. Cá nhiều kinh khủng, và thậm chí còn có thể nhiều hơn nữa vào giữa thế kỷ XIX. Trong khi đó, vốn từ vựng ngư học của tôi, dù tiếng Anh hay tiếng Pháp, hay tiếng nào khác, đều rất ư là hạn chế. Cá (và các loài động vật có vú sống dưới đại dương), nói cách khác, hoàn toàn vượt qua khỏi các vốn từ mà tôi có. Bây giờ tôi biết mình nên đào sâu vào nghiên cứu loài cá, bằng cái cách mà những dịch giả chu đáo và đáng kính phải làm.

(Xin lưu ý về dịch giả khả kính, chu đáo: tôi dạy một lớp đại học về dịch thuật nhưng tôi chấp nhận phê bình của bạn rằng tôi thiên về lý thuyết hơn là thực hành.)

Thay vào đó, tôi bắt đầu đếm coi trong đó có bao nhiêu trang và tính toán xem mình được trả bao nhiêu tiền cho một con cá. Chẳng thêm được bao nhiêu! Và giờ tôi nhận ra rằng tôi đã nên chuyển sang Vòng quanh thế giới trong tám mươi ngày, bởi ở đấy có ít cá hơn nhiều.

Sự nghiệp dịch thuật của tôi bước lên một tầm cao mới khi một nhà xuất bản của Pháp mời tôi dịch cuốn hồi ký của Brigitte Bardot. Tôi đã từng viết một cuốn hồi ký về nỗi ám ảnh thời thơ ấu của mình với Bardot, do vậy tôi đã nhận lời và đề nghị một số hiệu chỉnh nhỏ. Cuốn hồi ký sẽ phải viết hoàn toàn lại từ đầu tới cuối và tôi chắc chắn sẽ loại hết những cái dấu chấm than ấy. Tôi sẽ bổ sung trở lại cái chuyện tình với anh chàng người Anh sau khi bà ấy cưới Gunter Sachs – bà ấy không bao giờ nên loại bỏ chi tiết ấy ra! Họ coi đó như là chuyện “không có”.  Thật đáng tiếc. Tất cả dịch giả viết lại và chỉnh sửa. Một vài người thậm chí nghĩ rằng họ có thể viết về cuộc đời Bardot còn hay hơn cả chính bà.

Luật nhân quả là không hề khoan nhượng trong lĩnh vực dịch thuật như trong bất kỳ ngành khác và tôi đã quá hạn để nếm trải sự trừng phạt của riêng tôi. Tôi đã viết một cuốn sách về lướt sóng ở Hawaii mang tên Đi trên mặt nước, sau này đã được dịch sang tiếng Hà Lan. Tôi không liên quan gì đến bản dịch và chỉ đơn giản là kể lại một việc đã rồi. Sự kiểm soát của tôi với tiếng Hà Lan là không đáng kể, nhưng tôi nghĩ tôi sẽ thử xem cuốn Chạy qua làn nước với ẩn ý rằng, nếu đó không phải đóng góp lớn nhất của tôi cho văn học, thì ít ra cũng là đặc trưng của riêng tôi. Có một đoạn nguy cơ nhấn chìm tôi, nhưng vẫn không bỏ cuộc, và tôi đã viết thế này: “Cái chết ấm áp và hấp dẫn như một tô cháo”. Tôi tập trung vào câu đó, nhưng tôi không thể tìm thấy bất cứ điều gì thậm chí gần gần với cháo. Vì vậy, tôi đã tìm đến một người bạn nói tiếng Hà Lan để kiểm tra – cô có thể cho tôi biết người dịch đã dịch câu đó như thế nào?

“Bạn ngồi xuống thì tốt hơn”, cô nói.

Người dịch giả đã không mặn mà gì (not give the time of day) với cái ẩn dụ bất tử của tôi. Ông cũng có cái cảm giác gì đó như là bó tay với “cháo” cái cách mà tôi đã có về cá. Ông đi tắt qua câu đó, nhảy một lèo từ câu trước sang câu sau. Cháo đã không bị biến thái ngữ nghĩa (dịch ngôn ngữ A sang B nhưng ý nghĩa A đã mất phần nào do khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ), nó đã bị bỏ qua một cách cố ý.

Suy nghĩ đầu tiên của tôi là nhảy ngay lên máy bay tới Amsterdam và đi gõ cửa nhà cha đó. Có lẽ tôi sẽ kiếm một đống cháo và quăng vào mặt hắn ta. Tội lỗi của riêng tôi, trong những năm qua, đã dạy tôi để được khoan dung và hiểu biết hơn. Mặt khác, Herman, nếu bạn muốn chơi găng tay và quần sọc, chúng ta có thể giải quyết vấn đề này trên sàn đấu, bất cứ lúc nào.

Có lẽ trải nghiệm này đã dẫn tôi đến việc viết bài cho một tờ báo Anh tựa đề “Dịch thuật là bất khả thi”. Tôi định là xem qua một loạt các từ điển Anh – Pháp, nhưng rồi tôi lại cứ như trích dẫn lại trò đùa kinh điển Groucho Marx, kiểu như (một trong những biến thể của nó): “Bạn chỉ già như một mụ đàn bà như bạn cảm thấy vậy” là một biểu hiện cho sự bất khả dịch thuật. Ít nhất là cho đến khi tiếng Pháp còn được nhắc đến. Bạn cần một động từ, “cảm nhận”, có chức năng cả ngoại động từ lẫn nội động từ, nó cùng lúc có nghĩa là một cái gì đó như “quan tâm” và cả “trạng thái cảm xúc hiện tại của tôi”. Từ đó không (theo như tôi biết) tồn tại trong tiếng Pháp. Một vài tháng sau đó – không thể tránh khỏi – một số người bạn ở Paris đã gửi cho tôi “La Traduction Est Impossible”, bản dịch tiếng Pháp bài viết ban đầu của tôi, đã được công bố trên một tạp chí tại Paris.

Đương nhiên, điều đầu tiên tôi quan tâm là bản dịch cách chơi chữ của Marx. Tôi đã thực sự quan tâm – Tôi thực sự muốn biết làm thế nào mà các dịch giả đã làm được. Và khi nghĩ rằng tôi cho điều đó là bất khả thi – tôi đã chứng tỏ là mình sai! Nhưng dịch thuật luôn là một sự diễn giải. Trong trường hợp này, người dịch đã viết một cái gì đó như thế này, nhằm cập nhập câu chuyện đùa khêu gợi nhất của New York những năm 50 thành sự phải đạo rất Paris của những năm 90: “Đây là một ví dụ về một câu hiển nhiên không thể dịch:” Một người đàn ông chỉ già như một người phụ nữ mà anh có thể cảm thấy bên trong mình đang cố gắng để thể hiện cô ta ra “. Vì vậy, phần nào đó, tôi cảm thấy được minh oan, nhưng – như thường lệ – bị phản bội bởi người tốt nghiệp từ trường dịch thuật.

Theo tôi, bạn không cần cố gắng quá để dịch, dù điều ấy không phải không có ích nhất định. Lấy ví dụ, trường hợp mới đây và rất hay ho của Gilbert Adair. Ông đã dịch sang tiếng Anh tuyệt tác của Georges Perec, cuốn La Disparition – một “lipogram” viết hoàn toàn không cần chữ “e” (tôi từng định sẽ thường xuyên lược bỏ bớt những chữ thông thường nhất trong cả tiếng Anh và tiếng Pháp và đã thất bại hoàn toàn). Adair thậm chí đã thành công trong một khoảng thời gian, với việc xóa bỏ “e” khỏi vốn từ vựng của mình. Tôi từng uống trà cùng anh ở London, trong khi anh ấy đang thực hành công việc lược bỏ từ của mình.tại khách sạn Savoy (nó phải là Savoy, không phải của Claridge hoặc Grosvenor, rõ ràng). Khi một cô hầu bàn đến hỏi anh muốn “trà hay cà phê”, anh cau mày, nghiến răng, và trả lời, “Lapsang souchong”, một loại hồng trà của người Hoa.

Ngay cả tên cuốn sách của anh cũng rất cừ: A Void (Một khoảng trống) (suy nghĩ về nó: Anh không chỉ tránh được “e” trong “The Disappearance” (sự biến mất), mà anh còn kết hợp trơn tru được nỗi lo lắng siêu hình với một lối chơi chữ tuyệt hay). Bài học tôi học được từ Adair, một dịch giả thực sự nghiêm túc, là thế này: Bạn không thể dịch chuẩn xác được, do đó, điều duy nhất bạn có thể làm là khiến cho nó tốt hơn.

 

Theo Andy Martin

New York Times, 28-2-2013

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *