“Inrasara, Akhar thrah, và…” chưa kịp lên kì 3, thì bạn đọc “vinh” đã phản hồi. Bạn viết:
“Nhắc nữa vô tình Champaka cho Inrasara là chảnh chọe ta đây cao siêu, phiền lòng nhau. Nên tôi thấy Inrasara chưa sáng và tỉnh lắm trong vấn đề này.”
Rất cảm ơn bạn đọc đã cảnh giác. Dẫu sao, xin cho tôi nói lại vài điều.
Do dư hưởng từ bạn đọc, nên tôi phải giải thích; cho dù nội dung “nhắc nữa” này đã xảy ra vài lần rồi. Ẹ là thế, bạn à. Tôi là kẻ sáng tạo, luôn thích làm mới, vậy mà cứ phải nhai lại cái cũ.
Thứ hai, nhân đây tôi muốn kể với bạn đọc vài “phản hồi” của các bạn trẻ ở chiều nay liên quan đến Inrasara, và sự việc xảy ra non tháng trước, giữa anh Chế Linh và tôi.
1. Lúc 15:45h, bạn thơ từ Tây Ninh nhắn tin:
– Trên Champaka.info vừa đăng bài “…” của Ba Van Thuan. Tay này chê bai anh bằng những lý lẽ hết sức thiếu văn hóa. Theo em, anh nên đọc và cho chính kiến.
– Anh không đọc đâu, em à. – Tôi trả lời tin nhắn bạn thơ.
– Đây là hình thức bôi nhọ trí thức Việt Nam của nhóm Champaka. Và muốn làm phức tạp lên mọi vấn đề trong cộng đồng Chăm.
– Chuyện xảy ra 6 năm rồi, có gì mới đâu em…
15:56h, Yut cẩn từ Mỹ phôn về:
– Mình sắp đi Thailand dự Hội thảo ngôn ngữ, mình có ý định qua Malaysia vài ngày để thuyết phục anh C với PD… yut nghĩ thế nào?
– Tùy yut, nhưng mình nghĩ không thể khiến ai chuyển đổi đâu…
18:56h, người cháu từ Phan Rang nhắn tin:
– Champaka lại đăng bài bôi xấu Cei. Đấy là thứ văn chương đầy bẩn thỉu của (…). Cei thấy không, chỉ một lỗi nhỏ thôi, nhưng kẻ đê hèn đã tận dụng và hạ thấp Cei. (…) đúng là đồ tồi.
– Karun cháu, – tôi trả lời.
19:20, bạn thơ trẻ đưa laptop trước mặt tôi:
– Họ lại viết về anh nè, bực hết chỗ nói.
– Thôi mà em, chuyện anh anh không bực, em lại đi bực giùm… tội chưa.
– Họ chê anh thiếu trí thức, nhát, hèn…
– Thì anh nhát, anh hèn… có gì đâu. Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Họ là voi, anh là con chuột nhắt mà.
– Anh kì…
– Sáu năm rồi, ít ỏi gì cho cam.
Bạn thơ đèo tôi về nhà. Không ai nói với ai. Đi một đỗi, e bạn còn nặng lòng, tôi nói:
– Thực lòng, anh nghe thương họ nhiều hơn…
– Thương à?
– Thì mức hiểu biết họ chừng đó, họ viết như thế. Ông Trời cho họ tầm suy nghĩ họ đến đó, họ hiểu như thế. Tội chứ, sao không?
– Bực hết chỗ nói…
– Ô kìa, ai lại đi bực người dưng…
2. Đấy, bạn đọc “vinh” thấy đó, chuyện đâu đâu cũng văng mẻ đến tôi chớ bộ, đâu phải đùa. Với Sara, thì “Chả có gì trầm trọng cả!” – như câu cửa miệng của một nhân vật trong Chân dung Cát. Tôi lo là lo cho những người yêu tôi, và nhất là các bạn còn non kinh nghiệm. Thế nên, vì là chủ web này, nên tôi phải “nói lại” với bạn đọc. Champaka có vô tình hay cố ý cho Inrasara chảnh hoặc tự cho mình cao siêu hay thấp hèn thì… kệ.
Còn tôi thì, nhíu mày cái, và cười to một tiếng là đâu vào đấy. Tôi vẫn ăn ngon ngủ ngon…
Với chuyện khác thì tôi không nói, riêng Akhar thrah – tôi chỉ muốn nhắn tất cả bà con, anh chị em và các bạn là: TÔI KHÔNG THAM GIA VÀO VỤ CÃI CỌ VỀ AKHAR THRAH, do đó nếu ai khen hay chê, bảo tôi theo hay tôi chống ai đó về vụ này thì CHỚ TIN.
3. Bởi tôi tin như vôi quệt tường rằng, KHÔNG thể giải hòa giữa ngôn ngữ [phục vụ] đời sống và ngôn ngữ [phục vụ đọc] văn bản. Nói nôm na thế cho dễ hiểu. Tôi KHÔNG cho đó là vấn đề, chớ gì phải đi cãi vã nhau cho… tổn thọ.
Kể vui chuyện anh Chế Linh. Cách nay 20 ngày, gặp nhau càphê, anh đề nghị tôi đứng mũi làm đề cương DVD học tiếng Chăm, anh sẽ tài trợ tất. Tôi OK. Trong lúc anh ra Hà Nội ca hát, tôi phone cho thầy Tỷ, yut Đảo… nói ý định của ca sĩ – nhạc sĩ Chế Linh. Tôi lên đề cương chi tiết: người tham gia, thời gian, kinh phí… Về, tôi email cho anh. Anh rất OK. Và hẹn tôi trước khi về Canada, anh em mình gặp bàn cụ thể. Chưa gặp nhau, anh đã đi… Rồi anh gửi email chung yêu cầu góp ý về chương trình mà không nhắc gì đến Đề cương. Trong đó anh ghi 6 cái tên góp mặt. Và nhấn mạnh đến việc cần thống nhất về Akhar thrah trước khi làm.
Tôi kêu lên trong bụng: – Thôi rồi… Xa-ai Chế Linh cũng như yut Cẩn vẫn còn mơ về “hòa giải”. Tôi thì ngược lại, biết: KHÔNG BAO GIỜ NỮA.
Tốt hơn mạnh ai nấy làm. Cũng chẳng mấy khác biệt đâu, mà làm điều cãi cọ…
Đấy, bạn đọc “vinh” thấy đó, tôi đâu có “nhắc lại” thừa…
Sài Gòn, 25-6-2013
LỜI THÂM TÌNH
1. Mấy năm nay, tôi tự quy định phạm vi đọc của mình. Trước, tôi lướt 30 web mỗi ngày, nay còn lại 7-10. Đọc web nước ngoài chủ yếu để tìm bài hay cho Trà Kha dịch kiếm tiền tiêu vặt; còn lại đọc tạp chí chuyên văn học và tư tưởng. Web Chăm, mỗi tháng tôi lướt qua một lần. Còn Champaka thì tôi hoàn toàn không đọc, từ 6-7 năm nay. Vừa không thì giờ, vừa không có ích cho tôi, chứ không vì bực. Tôi đã giải thoát khỏi tâm thế bực bội, đã nghe thuận tai – như Khổng Tử nói; hay theo cách nói của tôi: hoàn toàn giải sân hận.
2. Đó là quan điểm của tôi thôi. Còn bà con và các bạn, theo tôi, nếu thích và thấy có lợi, cứ đọc. Nhưng xin chớ forward cho tôi, hay cắt đoạn về tôi gửi cho tôi, như lâu nay nhé.
Đua karun!
Gửi Anh Inrasara,
Lời đầu tiên em chúc gia đình Anh luôn khỏe, niềm vui trong công việc và thuận lợi trong kinh doanh.
Anh quí, Đã từ lâu e hiểu quan điểm anh rất nhiều trong vấn đề tranh luận ngôn ngữ Chăm, ý comment của em vừa rồi có thể làm anh và độc giả không vui lắm, em xin lỗi và thành thật xin lỗi. Có lẽ em quá “dị ứng” với Champaka mà bức xúc, hoàn toàn em không muốn anh liên can đến họ nữa
Em là Chăm, con người, thể xác và tứ chi như mọi người Chăm khác, luôn ý thức và tự hào mình là Chăm, tự ái, giận, hờn,buồn,tủi về số phận người Chăm. Tự trọng, buồn, phẫn nộ ai đụng chạm không đẹp đến Chăm.
Sống trên đời, một cá thể nào cũng đều hiểu đời là bể khổ, đời muôn màu muôn vẻ, đời phải đấu tranh cật lực để sinh tồn… Nhưng trong hoàn cành hiện tại của Chăm ta đời éo le và bất công quá. Cham mình xấp xỉ 100 ngàn người, quá nhỏ bé so với Yuon, Vì thế những cá nhân Cham có học vị, có đóng góp, có tầm ảnh hướng đem lại quyền lợi cho công đồng Cham cũng ít, Ít thì chúng ta phải gìn giữ, nâng niu và trân quí, nhưng hỡi ôi…
Đọc bài viết của Champaka về Anh dường như làm cho em cả ngày bị trầm cảm, buồn. buổi cơm chiều của em lạc nhách, vô vị, cảm giác người như bị vừa mất một thứ gì là của mình, cũng na ná như mới vừa xem xong trận thua của đội tuyển Việt Nam trong giải Sea Game. Buồn lắm.
Cả Chăm ta ai cũng biết, ai cũng thấy, ai cung hiểu về anh. Anh nhân hậu, tốt bụng, lành tính, việc làm và cống hiến của anh cho công đồng Chăm thật quí và có ích. Vậy thì nỡ lòng nào lại có người (chính là Cham ta) đánh anh một cách không thương tiếc như vậy.
Phàm đời, con người (ác ý tiêu cực) ghét, đua đòi, ganh tị, với những ai khoe khoang, tự kỷ, sống vì bản thân, chứ ganh ghét với một người như Inrasara thì quá bất công và vô lý quá. Từ thâm tâm em luôn nghĩ rằng Inrasara yêu tất cả mọi người nếu đó đó là Cham. Inrasara yêu luôn những người chống đối mình (đồng cảm, thấu hiểu, bỏ qua) nếu đó là Cham.
Vậy thì ghét Inrasara làm gì nhỉ? được gì nhỉ? và nhận được gì nhỉ? Ác lắm. Tại sao vậy nhỉ? Em không hiểu, và không hiểu? Chỉ biết ngước mặt lên trời mắt cay xòe và hỏi tai sao? tai sao? tai sao?
“Cuộc đời là biển cả ai không bơi sẽ bị chìm” Anh cứ sống, cứ hiên ngang, cứ phục vụ cho Chăm anh nhé, Em khóc……………………………………………. Anh cứ bơi, cứ bơi, dù đại dương mênh mong rông lớn, em biết nhiều người đang bơi sau anh lắm, họ sẽ cùng chết đuối với anh (cả em) chứ không để anh chết đuối một mình đâu
Em khóc, khóc từ đáy tâm can của mình, khóc vì thương anh quá, khóc vì thương Cham quá……
Thưa Anh và các bạn Cham, Em buồn, ngủ không được, những lời trên đây là mạo muội của em cảm giác đang hiện thời, viết để bày tỏ, viết để tâm sự, viết để đươc chia sẻ, viết để được đồng cảm. Nếu được thế cảm giác em rất vui và nhẹ nhàng… Em lại khóc………………………………..
Sài Gòn 12g05, ngày 26/06/2013
VINH thân mến! Như vậy là mình đã biết nhau rồi đó.
Đua karun yut ralô.
Vậy nhé:
– Đọc comment của bạn mình không buồn đâu, mà ngưng lại suy nghĩ, và… vui.
– Vui vì mình có cớ để “nói lại”.
– Thực lòng mình chưa đọc bài trên CPK.info viết về mình. Mình không muốn đọc, vì đọc thì buồn, chứ không giận, càng không bực hay muốn trả thù. Ý này mình thường xuyên nói trực tiếp với con cái, người quen thân.
– Sáng nay đọc thư QC, ý nói PD “đánh” mình vì mình đang chờ cách Chuyển tự La-tinh của QC để làm 5.000 Từ vừng Việt – Chăm (đã in bản thảo, vừa mang về quê sáng nay). Chuyện này nói sau nhé.
Thật lòng mình rất thích comment của VINH.
Thân mến
Thuk siam!
Em đồng ý với anh vinh, nhiều người không làm gì cả, hễ người ta làm được không biết đầu đuôi, cứ phê cho đã miệng.
Anh Sara lành tính, chỗ nào cãi nhau thì anh lãng đi, không muốn ồn ào. Anh âm thầm làm việc, anh đã làm rất nhiều việc. Chúng ta không nâng niu thì chớ, ai lại đi bôi mặt nhau. Tôi tin anh Sara còn làm được nhiều việc lớn hơn nữa. Sức anh còn dài lắm.
Trời Phật phù trợ cho anh.
Ve viec Champaka viết cho anh Inrasara, anh nen phan hoi lai xac minh thong tin do dung sai khong thi doc gia hieu lam anh nhu Champaka dua tin. Neu anh khong xac minh lai e rang doc gia se tin vao nhung gi Champaka viet la dung.
Bài Inrasara, Akhar thrah, và… 03
Web.Inrasara.com Posted on 25.06.2013 by Sara
Inrasara viết:
Bởi tôi tin như vôi quệt tường rằng, KHÔNG thể giải hòa giữa ngôn ngữ [phục vụ] đời sống và ngôn ngữ [phục vụ đọc] văn bản. Nói nôm na thế cho dễ hiểu. Tôi KHÔNG cho đó là vấn đề, chớ gì phải đi cãi vã nhau cho… tổn thọ.
Kể vui chuyện anh Chế Linh. Cách nay 20 ngày, gặp nhau càphê, anh đề nghị tôi đứng mũi làm đề cương DVD học tiếng Chăm, anh sẽ tài trợ tất. Tôi OK. Trong lúc anh ra Hà Nội ca hát, tôi phone cho thầy Tỷ, yut Đảo… nói ý định của ca sĩ – nhạc sĩ Chế Linh. Tôi lên đề cương chi tiết: người tham gia, thời gian, kinh phí… Về, tôi email cho anh. Anh rất OK. Và hẹn tôi trước khi về Canada, anh em mình gặp bàn cụ thể. Chưa gặp nhau, anh đã đi… Rồi anh gửi email chung yêu cầu góp ý về chương trình mà không nhắc gì đến Đề cương. Trong đó anh ghi 6 cái tên góp mặt. Và nhấn mạnh đến việc cần thống nhất về Akhar thrah trước khi làm.
Tôi kêu lên trong bụng: – Thôi rồi… Xa-ai Chế Linh cũng như yut Cẩn vẫn còn mơ về “hòa giải”. Tôi thì ngược lại, biết: KHÔNG BAO GIỜ NỮA.
Tốt hơn mạnh ai nấy làm. Cũng chẳng mấy khác biệt đâu, mà làm điều cãi cọ…
Sài Gòn, 25-6-2013
Nguyen Van Huong bình luận:
Đọc đoạn văn trên cho thấy Ca sĩ Chế Linh dẫu sao cũng có ý tốt, đang vận động trí thức Chăm ở Việt Nam thống nhất với nhau sử dụng Akhar Thrah truyền thống để làm CD học tiếng Chăm và từ điển. Riêng Inrasara không chịu thống nhất muốn mạnh ai nấy làm. Ý muốn chia rẽ phá chữ Chăm hơn là xây dựng khối đoàn kết.
1. Năm 1995, Toyota tài trợ cho Thành Phần và Bùi Khánh Thế làm hai từ điển Chăm (Từ điển Chăm – Việt và Từ điển Việt -Chăm). Inrasara và Bùi Khánh Thế cấu kết với nhau loại Thành Phần ra bởi vì Thành Phần muốn làm kiểu chữ Chăm truyền thống. Còn Bùi Khánh Thế và Inrasara làm kiểu phiêm âm latinh mới, phá vỡ chữ Chăm. Từ điển này tạm thời là được nếu Inrasara thống nhất theo đuổi cách làm này thì đỡ rắc rối cho cộng đồng Chăm. Nhưng, không.
2. Năm 2005, Bộ giáo dục cho tiền làm Từ điển Việt -Chăm theo kiểu Bộ giáo dục cho người Việt dễ đọc, Inrasara lập tức bỏ kiểu phiên âm chữ Chăm theo từ điển Bùi Khánh Thế, làm theo kiểu phiên âm mới của nhà ngôn ngữ Phạm Xuân Thành ở Bộ Giáo dục .Từ điển Inrasara – Phan Xuân Thành ra mắt, người Chăm đọc không được, rồi cũng phản đối. Inrasara bình chân như vại.
3. Nay nghe nói Chế Linh – Quảng Đại Cẩn -YC cho tiền để in từ điển. Inrasara lại bỏ cách phiên âm tiếng Chăm theo kiểu Bùi Khánh Thế và kiểu Phạm Xuân Thạnh bấy lâu nay chuẩn bị chạy theo cách phiên âm chữ Chăm do Quảng Đại Cẩn mới chế ra mấy tháng nay và chữ Chăm của BBS cải biên.
4. Mai mốt có Mỹ hay Pháp đến cho tiền Inrasara làm từ điển đọc chữ Chăm theo kiểu Mỹ, Pháp chắc chấn Inrasara cũng từ bỏ kiểu phiên âm của Quảng Đại Cẩn, Phạm xuân Thành, Bùi Khánh Thế để làm theo kiểu Mỹ – Pháp.
Vậy chỉ có một mình Inrasara đến nay có gần 4 cách phiên âm latinh khác nhau, mỗi từ điển Inrasara lại làm một kiểu phiên âm khác nhau, từ đó đẩy chữ Chăm vào khủng hoảng trầm trọng. Inrasara cứ chạy theo đồng tiền, phe nhóm kiểu này thì chữ Chăm Akhar Thrah sẽ hỗn loạn, sụp đỗ. Po Yang ơi là Po Yang.
Cuối cùng chữ Chăm sống chết mặc bay, tiền thầy Inrasara bỏ túi là xong. Đây là hậu quả của ông nông dân nhắm mắt làm nghiên cứu khoa học, không bài bản, không theo trường phái nào cả. Mỗi lần ra một từ điển là chế ra một kiểu phiên âm khác nhau. Chắc cuộc đời Inrasara còn dài, sẽ có nhiều từ điển ra đời với nhiều cách phiên âm khác nhau. Bà con Chăm cố mà học nhé.