Inrasara tự kiểm

Tôi vừa đọc Thủy Hướng Dương “bình chọn sự kiện văn học” năm 2012 trên blog Nguyễn Trọng Tạo. Rất bất ngờ!

Mấy năm qua, báo chí hay mời tôi điểm các sự kiện văn học trong năm. Năm nay 2 báo đặt bài cho số Tết, và tôi “ngoảnh lại” 10 sự kiện. Bài gửi đến tòa soạn nửa tháng nay. Bài đăng muộn, chắc chắn thế. E rằng khi báo đăng, sẽ có hồ nghi Inrasara “đạo ý” Thủy Hướng Dương, thì… tiêu. Bởi không ngờ “tư tưởng trung bình” lại gặp nhau nhiều như thế (Lưu ý: các sự kiện này tôi có trao đổi ngoài lề với vài bạn văn).

Dù tôi có cách bình luận khác, nhưng cũng xin độc giả mạn phép cho tôi nêu trước mấy điểm chính ở đây, để tránh hồ nghi và rắc rối không đáng có.

Inrasara ngoảnh lại văn học Việt Nam 2012

1. “Thảm họa dịch thuật” và hiện tượng thu hồi sách.

2. Thảm họa hội thảo (về thơ Hoàng Quang Thuận).

3. 2 cuộc hội thảo (về thơ Nguyễn Quang Thiều và tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh): khác biệt trong thảo luận và tiếp nhận.

4. Thay đổi cách xét kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

5. Tạp chí Nhà văn giải thể để sáp nhập với tạp chí Văn học nước ngoài.

6. Bay cùng ViLi đầy phù phiếm đối sánh với Dự án Ra đường của Ngô Lực đẫm hiện thực.

7. Hội thảo quốc tế Việt Nam học: lần đầu tiên vấn đề toàn cầu hóa được mang ra thảo luận.

8. Liên hoan Thơ châu Á – Thái Bình Dương: hệ quả và hệ lụy của “mở cửa ra thế giới”.

9. “Hiện tượng thơ” Lê Vĩnh Tài và vấn đề hiện thực nóng bỏng của đất nước và văn học.

10. “10 năm Tiền Vệ” đánh thức ý thức tự do, dân chủ và trách nhiệm công dân nơi mỗi nghệ sĩ sáng tạo – một sáng tạo theo đúng nghĩa cao cả nhất của từ này.

Sài Gòn, 10-12-2012

 

3 thoughts on “Inrasara tự kiểm

  1. nhung ai co quan tam ve nen van hoc nuoc nha trong nam qua, co the dua vao truong muc cua nha tho tu kiem, de nhin lai co cai gi nhu vua xay ra. noi chung: o muc thu 10 minh co an tuong nhat…

  2. KG nhà thơ! Tôi rất mong chờ đọc bình luận của anh về 10 “điểm chính” mà anh nêu ra. Tôi chú ý điểm thư tư và chờ biết cái thay đổi ra sao. Tôi nghĩ rằng ít nhất cách thức xét có mới hơn. Nhưng thay đổi về chất là sự mong đợi của những ai quan tâm. Quảng Trị giải phóng đã 40 năm(1972 – 2012) và đã có 02 người vào được Hội NVVN (HV văn xuôi), suốt 20 năm mới có 01 người được Hội NVVN kết nạp. Trong kho đơn của Hội có 04 cái của tác giả Quảng Trị. Nếu không có gì thay đổi thì 80 năm nữa người Quảng Trị cuối cùng mới được vào được tổ chức cao quý này với điều kiện tất cả “đúng tiêu chí, tài năng”. Nếu trong số tác giả ở Quảng Trị, từ đây cứ mỗi năm có 02 người xin vào Hội NVVN thì số lượng đơn lên đến 160 lá (đến thời điểm tác giả Quảng Trị cuối cùng đợt trước đạt chuẩn, vào Hội.). Tính toán vui nữa thì 3.280 năm sau, tất cả tác giả Quang Trị có đơn xin (theo giả định trên), đủ điều kiện sễ được kết nạp vào Hội NHÀ VĂN VIỆT NAM. “Tôi yêu em đến lửa thành hạt bụi/ tự biết mình sau đó vẫn còn yêu” (Tự biết- H.Q.P ). Lúc đó linh hồn nhà văn QT ngoái nhìn thi… trùng điệp những người sáng tạo văn chương Quảng Trị và các miền Tổ quốc ngóng chờ trước cỗng Hội NV.VN!. Nhà thơ ạ, nói riêng Quảng Trị là vậy, có nơi vẫn khá hơn, đợt “vào” nào cũng có người đạt chuẩn . Tôi vẫn hằng tin sự phát triển của văn học nước nhà, sẽ có “tác phẩm đỉnh cao”, sẽ có tài năng đoạt giả Nô-ben. Tôi cũng tin sự đổi mới của HNVVN- “Đổi mới hay là chết”. Về phát triển HV, người kết nạp và người được kết nạp đều “đủ tiêu chí, tài năng”, thì sẽ có đội ngũ NV thứ thiệt hùng mạnh, đầy tài năng sáng tạo văn chương.
    NĂM MỚI xin chúc NHÀ THƠ và gia đình khỏe, hạnh phúc. Thân kính. HOÀI QUANG PHƯƠNG.

  3. Tôi thấy nên lại ngược lại cho đúng bản chất của “hội”. Đó là HNV cần chủ động tổ chức các cuộc vận động thật quy mô để thỉnh mời các NV, NT vào hội chứ không phải chờ nộp đơn. Các vị NV, NT cũng không phải việc gì phải xin vào hội. Anh xây cái chợ thì phải làm sao để mời thiên hạ đi chợ thật đông mới đúng bản chất, mới có cạnh tranh.

Leave a Reply to HOÀI QUANG PHƯƠNG Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *