* Kiều Vân & Inrasara trong phim tư liệu về Tháp Cham.
1. 28-7, về quê làm phim với Đoàn phim Thông tấn xã Việt Nam. Về Gốm Cham và tháp Cham qua cái nhìn của Inrasara. Về cùng Jakha. – Ba năm rồi, Jakha chưa về quê, – Út nói.
Phăng bảo: – Inrasara khoái đóng phim. Tôi nói, nếu mình không làm, họ cũng làm, kèm cả sự xuất hiện của ông Inrasara, mới kẹt. Đặc san cho Chăm, tôi đã chờ, không ai làm tôi phải nai lưng ra làm Tagalau, chứ có ăn vàng ăn bạc gì đâu. Văn học Cham hay ngôn ngữ Cham cũng vậy. Nếu kêu khoái, đệ nhất khoái của tôi là triết học và… bóng đá.
Dẫu sao, xem lại tháp Cham, thăm lại không khí quê nhà cũng hay.
3 ngày thì xong 2 phim!
Rỗi, ghé thăm thầy Nguyễn Văn Tỷ. Tạt qua nhà Kiều Vân ở Phước Nhơn. 2 lần hẹn cô nàng Ramưwan nhưng mãi hụt. Qua dùng cơm trưa cùng gia đình Vân như là cách bù trừ. Ba Vân là người quen cũ thuở Pô-Klong. Chạy trời không khỏi nắng, đâu cũng là dân Pô-Klong!
Patrip bak bilan nai Phú Thị Mở. Mới đó mà đã 15 tháng! Thời gian trôi như gió.
Jaka dẫn nữ giáo sư Thái Lan cùng sinh viên Thái qua Việt Nam nghiên cứu di tích Cham và tháp Chàm. Họ có 5 ngày để đi dọc miền Trung Việt Nam.
Jaka nhắn cei chờ. Đoàn đến muộn, non 23 giờ khuya mới tới. Thói tật tôi thì ngủ như gà, rồi để mai sớm còn lên Ban Mê. Thế là ngủ. Sáng, giờ cà phê, dành hơn tiếng cùng hai cô trò cưỡi ngựa xem hoa về Chăm và văn hóa Chăm.
– Những gì nhà thơ nói có trong sách vở không?, – cô giáo này hỏi.
– Không, chưa hề có sách vở nào viết cả. Đó là những chiêm nghiệm của Inrasara. – Tôi bảo.
Và bàn giao họ lại cho Jaka.
* Trong Hội trường tọa đàm Cà phê Vị Đắng, 21 Mai Hắc Đế, Buôn Mê – Photo Đặng Bá Tiến.
2. Sáng 1-8 đón xe lên Ban Mê với Lê Vĩnh Tài. Anh em qua quán lai rai rù rì chuyện văn chương trên trời dưới đất. Khóc chuyện thế gian cười ngặt nghẽo/ Cùng cười những chuyện thế gian đau! – Lưu Trọng Lư. Vậy mà cũng hết ngày!
Sáng 2-8-2012, tại Cà phê Vị Đắng, 21 Mai Hắc Đế, Buôn Ma Thuột, tôi Inrasara có buổi gặp gỡ và trao đổi về Thơ đương đại với các nhà thơ và bạn yêu thơ Đắc Lắc.
24 người cả thảy. Lạ là thành phố lớn vậy mà hầu như không có khuôn mặt thơ ca trẻ nào bật lên! Lê Vĩnh Tài và Đinh Thị Như Thúy thì quá tứ thập rồi. Duy nhất có bạn trẻ thì thơ hơi bị… cũ. Nàng đọc thơ mình, và tôi chỉ ra sự lỗi thời không chút e ngại. Bởi tôi tin sự thành thật của mình sẽ không làm cô nàng mất lòng. Và như thế thật!
Không khí vui vẻ, đầm ấm. Ở đó, nghe nói, nhà thơ Inrasara đã giải quyết được nhiều vấn đề về thơ lâu nay vẫn ám mọi người.
* Bạn thơ trẻ mạnh dạn trao đổi…
2 Đài truyền hình với 2 đài phát thanh phỏng vấn. Khá lâu, đến anh em chờ nhậu dễ… giảm thọ như chơi.
Tối, lên xe vào Sài Gòn.
* Với nhà phê bình trẻ Hoàng Thụy Anh tại buổi ra mắt sách.
3. Cùng Nhật Chiêu chấm giải thưởng cho cuộc thi sáng tác về công nhân và công đoàn của thành phố Vĩnh Long.
Alec hẹn qua nhà bàn chuyện tuyển dịch thơ anh chị em Cham và tiểu luận của Inrasara ra Anh ngữ. Tốt!
Chiều 11-8, họp mặt cộng tác viên tạp chí Sông Hương tại Sài Gòn.
Đời trôi như dòng nước đục mùa khô – rù rì, chậm chạp.
Sài Gòn, 12-8-2012
Thế là Cei đã tới được nhà chị Vân rồi, hôm Ramuvan chị Vân có mời qua nhưng cháu qua không được, chị nói có Cei nữa, thế là hai chú cháu không ai có mặt, chị buồn. Cei thì bận việc ở Đồng Nai, cháu thì đang làm bài nghiên cứu khoa học sinh viên cấp thành phố (EUREKA) thế là không về quê chung vui cùng gia đình chị được. Hẹn mùa sau chị nhé.
Mến.
“Đời trôi như dòng nước đục mùa khô – rù rì, chậm chạp.”
Đọc ghi chép tháng 8 em thấy S “đi mây về gió” mà có “chậm chạp và rù rì” tý nào đâu. Chúc nhà thơ 12 tháng, tháng nào cũng đầy niềm vui….
Pingback: Tin thứ Hai, 13-08-2012 « BA SÀM
“Đời trôi như dòng nước đục mùa khô – rù rì, chậm chạp.”
Câu này anh Inrasara nói rất đúng, theo tinh thần của anh. Anh là kẻ sáng tạo. Kẻ sáng tạo là SÁNG TẠO. Thế nhưng hoạt động kiểu như đầu tháng 8 vừa qua rất giống quan văn! Không khéo anh trở thành con rối văn học!!!
May là anh đã BIẾT như vậy.
Người thông minh mới thấy như thế. Còn thì rất rất rất nhiều nhà thơ Việt Nam ĐƯỢC như vậy thì khoái. Tội lắm.
Tôi đến với tọa đàm vì tò mò, xem nhà thơ Inrasara ăn nói ra răng. Vả lại, tôi ít nhiều có định kiến với nhà thơ nói về thơ. Nhưng rồi sau gần hai giờ tôi bị chinh phục. Đáng lắm! Đúng là danh bất hư truyền.
“Không khí vui vẻ, đầm ấm. Ở đó, nghe nói, nhà thơ Inrasara đã giải quyết được nhiều vấn đề về thơ lâu nay vẫn ám mọi người”.
Câu trên anh nhận định đúng.
Tôi thấy mọi người đều hồ hởi…
Cảm ơn nhà thơ tài hoa.
Pingback: Anhbasam Điểm Tin thứ Hai, 13-08-2012 | bahaidao2
Pingback: Tin thứ Hai, 13-08-2012 | Dahanhkhach's Blog