Lưu Văn: Nghĩ về phản hồi và phản ứng

(Comment được chuyển sang bài chính)

Ndalin viết một lượt 5 phản hồi liên tục trên vài bài khác nhau. Điều này nói lên là bạn ấy lâu lâu mới ghé website này. Tôi đoán thế thôi. Hay bạn có ý mới bất đồ hiện ra trong đầu nên viết một lượt liên tù tì như thế.

Tôi nghĩ bạn ấy còn trẻ. Xin đừng nghĩ tôi phân biệt già trẻ ở đây, hay cho là tôi xoa đầu trẻ.

Trẻ, tôi nghĩ hay xốc nổi. Và bạn Ndalin cũng vậy.

– Nhưng các bác các bạn phản ứng lại cũng hơi ghê. Chê nhau ngu như vậy thì không nên, hay kêu trời phật như Chay Mala cũng không hay lắm. Có lẽ vì bức xúc do Ndalin chuyện quá đơn giản mà không hiểu, không hiểu mà phê phán người khác, từ đó các bác các bạn đã phản ứng. Nhưng nếu ta tìm chữ khác để nói thì hay hơn. Bạn trẻ này sẽ dễ nghe hơn chăng?

– Nói về chuyện chữ nghĩa thì thật khó. Ngay ngôn ngữ thôi, có cả từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, dày mấy trăm trang. Học thuộc thôi cũng đủ ngoẻo. Nên tôi mới thấy có vài trí thức Chăm ta ưa nói chữ dùng chữ rất sai, nhất là chữ nghĩa ngôn ngữ học.

Ndalin dùng sai là chuyện thường. thế nhưng hãy khiêm tốn và đừng vội phê phán người khác.

– Nói về BBS. Ban này là cả hội đồng nhiều thế hệ khác nhau, toàn những người giỏi không hà. Chứ không phải như vài người ngày nay đâu. Bạn chưa hiểu nhiều mà phê phán họ là có lỗi với bậc cha chú, ông bà mình đó. Còn chuyện con người làm sai là bình thường. Sai thì sửa, nếu có sai thiệt.

– Bạn hỏi ngụ ngôn Chay Mala là chuyện thật hay do tác giả tưởng tượng ra, thì rất sai. Hỏi vậy là bạn chưa hiểu văn chương là gì cả. Ngụ ngôn thuộc thể loại văn học, nó đúng là tưởng tượng ra đó. Ví như chuyện Đẽo cày bên đường của Việt Nam, hay chuyện Ông, cháu và con lừa của La Fontaine. Ngụ ngôn dựa vào hiện thực đời sống mà tưởng tượng thêm, để cho người đời bài học về lẽ sống.

Tôi thấy Chay Mala viết ngụ ngôn rất hay, hay và vui nữa.

Jalo_panrang bình luận rất sắc sảo:

Các bài ngụ ngôn của Chay Mala rất tếu. Đây đích thực là trào phúng Chăm hiện đại – điều hiếm thấy trong văn học Chăm. Mặc dầu ít thấy trong văn học nhưng trong sinh hoạt đời sống Chăm, đôi lúc cũng gặp nhiều “tay” có thể làm cho bạn cười đến tè ra cả quần. Rất dí dỏm, huyên náo và rất Chăm (Chăm nghèo nhưng không thiếu tiếng cười).

Chay Mala cũng tếu rất Chăm nhưng, đặc biệt hơn ở chỗ táo bạo hơn trong tư tưởng, thời sự hơn – ngay cả ở những vấn đề nhạy cảm trong Chăm hiện nay. Vì vậy, cũng khiến độc giả cười không thật thoải mái mà phải suy ngẫm lại.

Nó chưa hẳn là thật, nhưng nó nói được vấn đề của đời sống Chăm mình. Còn truyện này có tồn tại mãi mãi không thì không biết được.

Nói riêng với Chay Mala, các đối thoại của Chay về hôn nhân khác tộc, dù không ít điều thời sự nóng được nêu ra đúng lúc, nhưng có vài bài vô duyên lắm.

Thuk siam!

(BBT: Có vài phản hồi viết kĩ lưỡng, dài và có vài ý hay, lâu này BBT có xin phép tác giả được đăng làm bài chính. Bài này cũng vậy)

 

 

4 thoughts on “Lưu Văn: Nghĩ về phản hồi và phản ứng

  1. Mình hay đọc và rất thích còm của anh Lưu Văn.
    Anh có lối viết nhẹ nhàng, chuẩn mực của một người đã trải nỗi đời.
    Cảm ơn Sara giới thiệu nhé.

  2. Đồng ý hoàn toàn với Lưu Văn. Ndalin bắt chước vài người phê bình BBS thì quá bất công với bậc cha chú cỡ tuổi ông nội mình. Hiểu đến nơi đến chốn, mới nói. Rồi khi nói là nói đàng hoàng, không thì người Việt họ đọc họ nói thế hệ trẻ Chăm vô giáo dục thì hết ngõ mà thoát! Các bạn viết phản bác lại cũng cẩn thận lời nói hơn.
    Đwa Karun

  3. Hoan hô các bạn! hay lắm, phê bình nhau nhẹ nhàng như vậy là nên khuyến khích. Chăm chịu nhiều sầu tủi rồi, nói nặng lời với nhau làm chi. Nếu ta bị người khác nói nặng lời lại hỏi ta có đau không? Hỏi lại vậy thì đủ hiểu.
    Ndalin hãy lấy đây làm kinh nghiệm. Có bạn đọc nhắc đến Quang Cẩn là đúng lắm. Ông Cẩn có mấy cái mà giới trẻ Chăm nên xét lại mình:
    – khi còn năm 1 sinh viên, anh và vài bạn khác đã dạy chữ Chăm cho các bạn Chăm ở Sài Gòn
    – thành thích: 4 năm cải tạo nữa
    – sau đó làm việc ở BBS Chăm
    – rồi cộng tác làm Từ điển ở Đại học (bạn đó quên)
    – anh còn soạn sách tiếng Chăm căn bản với Lưu văn Đảo
    – hiện nay anh săp có luận án tiến sĩ về ngôn ngữ
    Tôi chưa kể hết đâu.
    Chăm đâu có nhiều vị có thành tích vậy đâu. Còn các bạn trẻ bây giờ thì ít hơn nữa, nên học hỏi người đi trước là cần lắm.

  4. Hay lắm, chào bác Lưu Văn.
    Em viết ngụ ngôn hay ph vấn có bài hay có bài vừa vừa có bài dở thậm chí có bài tệ. Nếu bác chỉ cho em biết nó dở tệ ở chỗ nào thì hay biết bao, nó vô duyên ở mô thì tốt biết mấy.
    Riêng em thấy mình chỉ có 3 bài tạm gọi là hay:
    – Câu chuyện Đát-mơ và Ít-na-xa ở Văn phòng Trụ sở Liên Hiệp quốc
    – Câu chuyện về thầy trò Ngài giáo sư Khả Kính
    – Chay Mala, Thầy tu & Con chó Taramys của Ông Lớn
    – Tại sao Việt Nam không sợ ĐHN

    Cảm ơn bác và các bạn

Leave a Reply to Phú Vân Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *