EM, THÁP CỔ VÀ TA
Thì em
Chiều nay ta bên tháp
Này trầm tư những hoài niệm rêu phong
Em đã qua và mãi mãi khuất xa
Gởi lại nhau một thuở trăng rằm
Thấy mênh mang trong hoang vu cô tịch
Thấy hối tiếc những điều chưa thể
Và chập chờn
Thoảng hoặc
Nỗi hồng hoang.
*
THÁNG NGÀY CHỢT MỞ
Kính tặng Thầy Nhật Chiêu và nhà phê bình – nhà thơ Inrasara
Nhìn nữa chi toà tháp đôi đổ nát
Em lánh qua những viên đạn bọc đường
Là gì đây giữa cuộc sống nhiễu nhương
Tháp xanh rêu đứng ven đường khe khẽ
Chạm vào tôi những điều gì rất nhẹ
Ngàn đời hơn tình mẹ ru con
Chữ giáng sinh vang thánh thót chon von
Được cất lên từ non mòn sóng biếc
Đóa ưu du của dòng sông ly biệt
Gịot sương rơi đọng tinh khiết đó đây
Hay chiếc gương soi những áng mây bay
Nâng trên tay những tháng ngày chợt mở.
Chợt nhớ ….hì …hỉ …
PHAN RANG MẢNH ĐẤT XƯƠNG RỒNG .
Về Phan rang phố nhỏ
Nắng nung môi phượng hồng
Mai xa rồi để nhớ
Con mắt buồn mênh mông
Hỏi còn nhớ gì không
Ơi ! Mảnh đất xương rồng
Lửng lơ chùm nho đỏ
Nhưng …nhứt …vết gai đâm !
Em không là người Chăm
Sao mắt nồng dấu lệ
Em không là Chàm Thổ
Hờn chi anh nghìn năm …!
Mai ta xa tháp cổ
Vấn vương một nụ trầm
……………………………………
Bipam
Thấp thoáng trong thơ a là những gì nhớ thương, kỷ niệm …về tháp cổ, về văn hóa Cham. “Văn là người”; học văn là để làm người có phải không. Hư hư …thật thật…Thơ không là cuộc sống của con người nhưng đời người lại chen giữa những câu thơ…