Tân Bình ngày 18-11-2010
Thân gởi IDR
Phải giải thích rồi đây. Lần này thôi nhé.
1/. Bạn viết:
– “Anh/ chị cho rằng: ‘nhân vật chính là đứa con của tác giả” là sai rất căn bản’, nhưng anh đọc câu nói của tôi chỉ 1 vế mà vội kết luận vậy thì phí quá. Tôi nói: ‘Và nhân vật chính là đứa con của tác giả. Lời nói của nhân vật hoàn toàn xuất phát từ ý tưởng của tác giả’.”
Tôi viết:
“… tác giả hóa thân vào mỗi nhân vật của mình để nói lên suy nghĩ và giọng điệu của chính nhân vật đó. Cách nói càng đặc trưng càng hay”.
HÓA THÂN là tất tần tật, chứ đâu phải 3-4 thứ. Đâu cần phải trích hết cả đoạn đâu. Chữ bạn vẫn còn đó, mất đi đâu! Hóa thân ở đây là đi vào Ý TƯỞNG, nói theo GIỌNG ĐIỆU, dùng chính NGÔN TỪ của mỗi nhân vật đó.
2/. Bạn viết:
“Tôi nói “nhân vật” chớ ko phải ‘các nhân vật’”
– MỖI bao hàm MỘT trong tất cả CÁC nhân vật. Nghĩa là bất cứ nhân vật nào tác giả đều hóa thân được. Đâu có gì khó hiểu nhỉ?
3/. Bạn viết:
“Hà Thanh có dám phủ nhận tác giả không liên quan đến suy nghĩ và hành động của nhân vật hay không vậy?”
– Tôi nói HÓA THÂN, từ này là bố từ “liên quan” đấy! Phải hóa thân toàn diện mới đạt chớ! Hóa thân càng toàn diện bao nhiêu thì càng nói lên tài năng của nhà văn bấy nhiêu.
*
Xin trích đoạn dài về tính cách nhân vật được nhà văn G. Márques thể hiện qua tuyệt phẩm Trăm năm cô đơn. Tôi nhớ ý này anh Sara có dẫn ra ở đâu đó rồi, nhưng anh tiếc chữ quá nên tôi e vài độc giả không nắm được.
“Thành công của Márques là tạo nên những nhân vật siêu mẫu, tức là những con người phi thường, dị thường và quái dị. Mỗi nhân vật đều gây hào hứng cho độc giả để rồi mãi mãi để lại trong tâm trí người đọc…
Trăm năm cô đơn có khoảng sáu mươi nhân vật cả chính lẫn phụ. Nhân vật nào cũng có cá tính riêng, sống động trước mắt chúng ta… Tùy từng nhân vật cụ thể, ông thấy cần nhấn mạnh nét cá tính nào thì ông tập trung miêu tả những biểu hiện của cá tính ấy… Cần phải làm nổi bật trái tim luôn yêu đương rạo rực của Pila, Márques luôn nhấn mạnh đến cái mùi khen khét phả ra từ nách ả, đến cái tiếng cười khanh khách của ả giống như tiếng gù cù rục cù rục của con bồ câu. Cần phải làm nổi bật tư chất trác táng, đam mê rượu chè và hội hè của Aureliano, ông nhăc đi nhắc lại nhiều lần cái câu nói đầy khẩu khí của anh ta: ‘Hỡi những con bò cái, hãy dạng háng ra kẻo cuộc đời ngắn ngủi lắm’…” (Trăm năm cô đơn, NXB Văn học, 2000, tr. 17)
Xin lặp lại: tác giả phải hóa thân vào nhân vật để tái hiện từ ý tưởng, giọng điệu đến ngôn từ của CHÍNH nhân vật ấy, chứ không phải nói bằng ý tưởng, giọng điệu, ngôn từ của tác giả. Nếu muốn thế, tác giả đi viết tiểu luận là hay hơn.
Nói như Márques: “tập trung miêu tả những biểu hiện của cá tính ấy”.
Tác giả Inrasara không “chê theo kiểu bán hàng rong” mà đây là ý tưởng, giọng điệu và ngôn từ CỦA giáo sư Trần Hùng. Cứ cho là Trần Hùng “thành kiến” với Chế Mân đi, thì ông ta PHẢI nói theo điệu thành kiến kia chớ, tác giả bắt ông ta nói khác sao được.
(Chú ý: Bạn nói “bán hàng rong” là bạn hơi khinh thị giới này rồi đó. Có nhiều hạng bán hàng rong cũng như có nhiều hạng ngài giáo sư, như ngôn từ của ngài gs. Trần Hùng mà bạn tưởng của Inrasara để mà chê trách đó).
Chính vì e nhiều độc giả chưa hiểu nên tôi đã dẫn chứng dài trong Chân dung Cát đoạn 2 ghi đối thoại “tranh luận” với hai ý tưởng, hai giọng điệu, hai kiểu ngôn từ khác nhau hoàn toàn giữa “nhà nghiên cứu trẻ” và nhân vật “tôi”. Cạnh đó còn có ngôn từ “bọn trẻ chăn trâu” nữa. 3 giọng hoàn toàn khác nhau. Cứ theo suy luận như bạn, thì anh Sara đều LÀ cả ba nhân vật ấy??? Từ đó mà vừa ca ngợi vừa chê bai anh ta cùng lúc… Ngược lại, nếu đòi hỏi cả ba nhân vật kia đều nói bằng giọng tác giả, thì ôi thôi, còn đâu là nghệ thuật nữa?
(Tôi không đồng ý với một độc giả phản hồi rằng văn chương nên dùng ngôn từ đẹp. Nếu tác giả Inrasara làm vậy trong tiểu thuyết của mình thì anh là nhà văn tồi. Chú ý nữa là, trong Chân dung Cát không thiếu ngôn từ, ý tưởng đẹp).
Sang thiên niên kỉ thứ 2 mà bạn còn phân biệt Chăm, Đức, Việt… như thế là lạc hậu thì chắc chắn rồi. Trăm năm cô đơn ra đời năm 1962 ở tận Colombia được cả thế giới (nhiều không gian văn hóa khác nhau) đọc, được rất nhiều thế hệ (thời gian khác nhau) thích. Bạn muốn nhà văn dân tộc bạn ru rú mãi ở làng xóm Chăm ư?
Còn vấn đề khác nhau thế nào giữa mĩ học thế kỉ 19 với mĩ học thế kỉ 21, bạn hãy tìm mà đọc để hiểu chớ, sao lại đòi hỏi tôi phải trách nhiệm về “lạc hậu” của bạn chớ?
Bấy nhiêu dẫn chứng, giải thích cặn kẽ như thế, nếu còn không thuyết phục nổi bạn thì đành vậy! Dẫu sao tôi không ngạc nhiên gì về lối hiểu của bạn cả. Người Việt chúng tôi cũng thế thôi, không ít nhà phê bình đã chê ông Thiệp bôi bác anh hùng Quang Trung ấy mà.
Chào nhé!
Tôi chỉ cần cái câu này: “- Tôi nói HÓA THÂN, từ này là bố từ “liên quan” đấy!”. Xong.
Hà Thanh ở Tân Bình à? Hôm nay tôi có công việc ở đường Tân Quý. Nếu anh/chị ko phiền thì mời anh/chị ghé qua 55 Tân Quý café nhé!
Salam thuk siam!
Anh Sara vừa cung cấp cho tôi file tiểu thuyết Chân dung Cát, nên viết Phản hồi này. Tôi tìm ra 2 chi tiết vui lắm.
Trong tác phẩm này các nhan vật của Sara khen, ca tụng thì nhiều, miễn nêu ra. Tôi chỉ nêu phần chê.
1. Hãy xem Inrasara cho nhân vật Cao Xuân Hoang chê và chửi làng Chakleng:
“dân Chakleng nói riêng và cả nói chung không mảy may có nửa giọt ADN kinh doanh, nên phải học abc từ chú tiểu bán xoon móp dạy cho hiểu thế nào là làm ra tiền, giữ tiền và tiêu tiền cho phải phép, cần thiết lắm Cao Xuân Hoang này sẵn sàng bỏ chút thì giờ quý báu lấy xe con từ Sàigòn xịt về gõ đầu cho vài ba khóa kinh tế học căn bản”.
Nhà thơ Inrasara sao bậy thế chứ, cho nhân vật mình chửi làng mình!
Inrasara vừa có tiểu luận “Tự hào Chakleng” trên báo Dân tộc và Phát triển rất hay. Suy nghĩ kiểu Ikan di Ram thì nhà thơ này mâu thuẫn: Vừa tự hào vừa chửi làng mình!!!
2. Rồi Inrasara cho chính nhân vật này chửi tiếp cá nhân anh:
“Nhà văn các ông ma mãnh lắm… Ông thay đổi lời lẽ của tôi, uốn nắn cái giọng đặc kì Cao Xuân Hoang về cán bộ và các vị cha cố. Ông sợ chính quyền, hãi tôn giáo thế là ông lách. Nhà văn các ông giỏi ở khoản đó nên muôn đời cứ ngồi ù lì ao nhà không vươn nổi tầm thế giới là vậy… Còn khối chuyện sa đọa khác xã hội này các ông đâu dám mon men đến chứ chưa nói đụng chạm, bóc trần, trong đó có sa đọa ông, của các ông nhà văn được khối kẻ ngây thơ ngưỡng vọng, kính nhi”.
Suy nghĩ kiểu Ikan di Ram, thì đúng là nhà văn Inrasara khờ thật!!!
Theo tôi, anh Inrasara nên cho ngưng vụ này đi, nhảm nhí quá trời!!!!
@HàThanh:
Sorry về cái comment phía trên tôi phải gửi đến 3 lần, các comment sau có thêm giờ và đặc điểm nhận dạng nữa nhưng ko được đăng lên. Nhưng thôi, cũng qua ngày rồi, với lại, có lẽ tôi ko được duyên ngồi café cùng cũng nên…
(Khi trưa, tôi mở máy vào đây thì có thư, nhưng chưa vội đọc kỹ vì có vài việc bận riêng. Nay ngồi đọc lại lá thư và xin được phản hồi anh chị như bên dưới)
1. Ừ. Nói “sai căn bản” như anh/chị viết thì đánh giá tôi quá thấp rồi. Phải nói “ko đủ ý” và phải như anh/chị diễn giải và giãi. Ừ.
2. Cái này tôi bỏ trong dấu ngoặc của dấu ngoặc, tức 1 lưu ý ko cần lưu ý cho lắm. Bởi anh/chị dẫn câu viết của tôi, có để nó trong ngoặc kép mà lại có thêm bớt, tôi thấy chẳng nên chút nào. Dù tôi viết có sai đi cách mấy cũng phải nguyên gốc. Vậy thôi, chớ ko thiết phải giải thích dài dòng như trên. Bỏ qua nhé!
3. Tôi chỉ cần cái câu này: “– Tôi nói HÓA THÂN, từ này là bố từ “liên quan” đấy!”. Xong hết! Thực lòng, ngay từ đầu rồi, tôi ko cần ai đó phải giải thích chi chi cho lắm đi vòng vo tam quốc rồi cũng quay lại nơi xuất phát. Dẫu sao, anh/chị đã dành thời gian cho tôi với giọng chân thành khiến tôi cũng phải bị “cuốn”. Cảm ơn nhiều nhé!
4. “(Chú ý: Bạn nói “bán hàng rong” là bạn hơi khinh thị giới này rồi đó. Có nhiều hạng bán hàng rong cũng như có nhiều hạng ngài giáo sư, như ngôn từ của ngài gs. Trần Hùng mà bạn tưởng của Inrasara để mà chê trách đó).”
Xin lỗi nhé, tôi ko có nói “kiểu bán hàng rong” là của Inrasara. Nếu nói như anh/chị thì phải chăng tôi đọc 1 đoạn hay 1 tác phẩm mà chẳng hiểu ma nào đang nói chăng? Tôi chỉ muốn ám chỉ cái “liên quan” mà anh/chị đã giải thích ở trên rồi.
Tôi ko có ý khinh khi “giới này” như anh/chị nghĩ, nếu tôi như vậy thì càng ngày tôi càng mù chữ anh/chị ạ.
5. “Sang thiên niên kỉ thứ 2 mà bạn còn phân biệt Chăm, Đức, Việt… như thế là lạc hậu thì chắc chắn rồi.(…) Bạn muốn nhà văn dân tộc bạn ru rú mãi ở làng xóm Chăm ư?”
Anh/chị nhầm rồi. Trong cái không gian, thời gian, 1 xã hội (rộng)…để so sánh giữa Chăm với Đức, Mỹ, Việt… thì hơi khập khiễng (chắc không cần phải nói nhiều, nghe đủ hiểu rồi). Càng chẳng muốn bất kỳ ai đồng tộc “ru rú mãi ở làng xóm Chăm”, nhất là Inrasara – Nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lớn – tài giỏi.
Tôi nghĩ rằng nếu anh/chị mà không biết “phân biệt Chăm, Đức, Việt…” với nhau, có lẽ chính chị “là lạc hậu thì chắc rồi”, nhiễm “Toàn cầu hóa” chăng? Anh/chị ko có ý muốn khi nhìn(rộng nhé!) vào anh/chị thì người ta không biết anh/chị là Cham, Đức hay Việt sao vậy?
(Chăm thì từ xưa chẳng muốn giống ai bao giờ (ý nói là sao y bản chính), Bà-la-môn khi du nhập vào bị biến thành Bà-Cham, Islam khi du nhập vào cũng chẳng thể tránh được số phận bị biến thành Bà-ni. Cả các ngôn từ vay mượn cũng vậy, ví dụ: Nagara (vay mượn Ấn Độ) bị biến thành Nagar, rồi sau đó là Nưnggar/Nơgar để bây giờ hoàn chỉnh là Nưgar. Ngay cả với nhóm tộc người cùng hệ ngôn ngữ cũng chẳng muốn giống. Trong khi Indonesia hay Malaysia cứ Mata mà nhìn thì Cham lại thích nhìn bằng Mưta! Và vân vân)
Ở đây tôi ko có ý muốn nói ai Cham thì cứ noi theo truyền thống muốn cải biên thành của mình (xin tạm gọi là vậy) mà làm, mà chỉ muốn nói ta nên biết ta là ai, là dân tộc nào, để ko phải bị nhầm lẫn. Ta biết ta ko có hàm ý là phải “ru rú” hoài, bởi ở thời nào, sống ở đâu, xã hội nào, dân tộc nào mà chẳng muốn vươn lên! Nhưng vươn lên có phải để sau đó người ta không còn nhận ra ta là ai chăng? Phải có cái tiêng chớ! Hàng ngày báo đài loa loa đòi gìn giữ cái ni cái tê rồi cái đó, chắc họ đang rãnh.
6. “Còn vấn đề khác nhau thế nào giữa mĩ học thế kỉ 19 với mĩ học thế kỉ 21, bạn hãy tìm mà đọc để hiểu chớ, sao lại đòi hỏi tôi phải trách nhiệm về “lạc hậu” của bạn chớ?”
Lạ quá. Tôi có đòi hỏi anh/chị phải có trách nhiệm cho tôi hiểu mấy cái mĩ [miều] học kia bao giờ chớ? Tôi chỉ muốn các anh/chị “thuyết phục” tôi qua lý lẽ của các anh/chị cơ mà!
Cảm ơn anh/chị Hà Thanh đã bỏ thời gian quý báu viết cho riêng tôi 2 lá thư cũng đủ thấy anh quan tâm nhường nào đến những phản hồi riêng lẻ của cá nhân tôi. Tôi thực lòng lấy rất cảm kích hành động này. Bây giờ qua sự giải thích giải minh của anh/chị tôi đã hiểu thêm được nhiều điều.
Đôi lời phản hồi như trên. Chúc sức khỏe, bình an!
Salam!
*************************
@LâmGiang:
Anh đừng “nhập hồn” vào tôi mà suy diễn. Chờ khi nào tôi yếu vía đã thì hẳn nhập. Chân thành cảm ơn!
Salam.
Các bạn thân mến
Tinh thần Ikan di Ram và vài bạn đồng tình với cách hiểu của anh thể hiện rõ sự thiện chí. Cả các bạn nghĩ khác anh cũng vậy. Cách cảm nhận văn chương khác nhau mà có sự này khác. Đó là điều đương nhiên. Giống nhau mới lạ.
Rât cám ơn các bạn cùng tham gia trao đổi.
Sara.
SƯU TẦM
“Một bài thơ – hai cách hiểu: Vấn đề là ở trình độ đọc”.
Đó là tên một bài báo. Chuyện đang xôn xao trong giới chữ nghĩa Việt Nam. Một xôn xao không đáng có. Và rất… buồn cười. Nó cũng là bài học cho giới chữ nghĩa Chăm mình.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trả lời báo Thể thao – Văn hóa, 25-11-2008, dù chưa rốt ráo, nhưng có thể trích ra đây để bà con cùng suy nghĩ.
Theo ông, nguyên nhân của tình trạng này là do đâu?
– Do trình độ của người đọc khác nhau đưa tới những cách đọc khác nhau. Một bài thơ bài văn khi in ra là một văn bản nghệ thuật. Mỗi người đọc văn bản đó theo trình độ của mình, và như thế văn bản chỉ có một, nhưng tùy người đọc mà có những tác phẩm khác nhau.
Trong trường hợp bài thơ của Trần Quang Đạo, ông Việt Thành đã đọc theo lối “thực tế hóa” và “chính trị hóa”, coi bài thơ là một văn bản tư liệu, còn nhà thơ Hoàng Vũ Thuật đã đọc theo lối nghệ thuật, nhìn bài thơ là một văn bản thơ với những điểm đặc thù của nó. Cứ theo lối ông Việt Thành thì câu thơ sâu sắc thế sự nhân tình của thi hào Nguyễn Du “Tây Sơn cơ nghiệp tận tiêu vong / Ca vũ không di nhất nhân tại” (Sự nghiệp nhà Tây Sơn tan tành hết, chỉ còn lại một nàng đánh đàn tàn tạ) phải bị coi là… “phản động”. Hoặc Lý Bạch cũng sẽ bị “chịu đòn” vì bắt tất cả thánh hiền xưa nay chịu thua anh uống rượu: “Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch / Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh” (Thánh hiền bặt dưới cỏ xanh/ Chỉ phường bợm rượu lưu danh muôn đời – câu dịch của nhà thơ Lê Đạt).
… Trình độ đọc quyết định cách đọc, cách đọc quyết định tư cách đọc của độc giả. “Có đồng đẳng mới bình đẳng”, câu châm ngôn này có thể ứng vào đây được.