… mà cho cả Việt Nam.
Ở loạt tút “Minh triết Cham”, có bạn còm thế. Đúng, không chỉ cho giới đặc tuyển, thành phần chữ nghĩa mà cho cả người đời thường trong đời sống ngày thường. Thử xem qua ba điểm:
[1] Với mình – “Hãy biến THÂN THỂ bạn thành cỗ xe tốt nhất để chở linh hồn bạn vượt qua biển đời”. Ở đây không có gì cao siêu cả.
Ăn uống ĐẠM BẠC. Buổi sáng sau cà-phê, trà, là các loại hạt, tôi chậm rãi nhâm nhi và suy tư. Trưa là bữa chính, chiều ăn nhẹ. Trái cây mùa nào món đó, ở địa phương – rẻ, sạch.
Về sinh hoạt, tôi nề nếp từ ngủ, nghỉ, viết. Luyện thân, tôi từ từ và đều đều – là chuyện ai cũng có thể làm được.
[2] Với người – “Sống có nghĩa là tạ ơn”. Ta nhận một món quà, ta nói tiếng ‘karun’ “cảm ơn”, lớn hơn, ta ‘đwa apakal’! Con người bất toàn, lai cũng có thể àm/ nói sai, ta xin lỗi, và ý thức sửa sai. Dễ ơi là dễ!
“Sống có nghĩa là tạ ơn / ơn ngãi đầy tràn
nằm ngoài chân trời đếm đo được mất
tạ ơn làm cho ta lớn lên!”
[3] Như một trí thức, tôi đứng về phía bộ phận sinh linh chịu đựng lịch sử, chứ không phải kẻ làm lịch sử cùng số ít hưởng thụ từ lịch sử”.
Như một nhà văn, tôi nghiêng về văn học ngoại vi, dòng văn học bị rẻ rúng và phân biệt đối xử.
Tư tưởng hóa giải và hòa giải, tâm giải sân hận hay “sự 3 không” [không đĩ điếm, không ăn xin, không mù chữ]… không chỉ dành cho Cham, mà tất cả dân tộc trên trái đất này.
Từ “trung tâm” ấy – sự sự vô ngại, tôi làm kẻ kể chuyện, câu chuyện hay sự việc ở cộng đồng Cham và chốn thế giới văn chương, không bóp méo, không hư cấu, qua đó rút ra bài học.
Không khuyên răn hay dạy đời ai, mà quan sát và phân tích. Tất cả để làm rõ luận điểm, chứ không ám chỉ nhằm tâng bốc hay xem thường cá nhân, dân tộc nào đó.
Cả khi kể về tôi – bởi tôi biết mình rõ hơn cả, tôi cố gắng kể thật nhất có thể. Không khiêm tốn hay khoe khoang, mà sự thật – chánh ngữ.
Và tiếp tục hành, với châm ngôn: “Hết mình và tới cùng”.