Câu chuyện Cham-61. “HỒI GIÁO”, LỐI TRUYỀN ĐẠO SAI BẬY & THẦN CHÚ HÓA GIẢI

[chú ý, tôi cho chữ “Hồi giáo” vào trong ngoặc]

1. Người đời hỉ nộ ái ố đủ cả. Giận mất khôn, ta phát ra lời nguyền độc. Làm sao giải lời nguyền? Ông bà Cham có lối giải tuyệt chiêu! Ở “Câu chuyện-31” tôi đã nói qua, nay ôn tập để bàn việc hôm nay.

Chuyện nhỏ. Thuở bé chăn trâu, trước khi xơi hột gà hay nải chuối, đám chúng tôi lầm rầm khấn: ‘Pô bbang dahlau, kloong bbang hadei, rineh kateh ô thau get, h[ư]e bbang mek!’: “Pô dùng trước, con ăn sau, con trẻ chẳng hiểu gì, ừ ăn đi”. Và ngồi xuống chén!

Việc lớn. Xung đột Islam Bà-la-môn khiến nát tan đất nước, từ đó [sau khi Pô Rômê hóa giải Islam thành Bà-ni], hai phía không nhìn mặt nhau. Làm sao xóa tan nỗi kia?

Đi qua nhau, Paxêh và Acar bước tới đúng bảy [7] bước, cả hai dừng lại, đọc câu thần chủ: “Ông wai chuh huk hang Bini thong Cham hôic đa agam”, rồi quay lại hỏi han nhau. Chỉ qua hành cử đơn giản, lời nguyền được hóa giải ngon lành!

2. Cố chứng minh Bà-ni là Hồi giáo.

Vài ‘Jawa lai’ sử dụng mọi thủ đoạn làm điều này. Abdulkarim Bin Abdulrahman viết về ông Mưdôn là ví dụ [Sara có biên tập về ngôn từ]:

“Này nếu rija (ông/bà) đang múa mà vướng ở bangun kanam (Bangun: từ ngày trăng non, Kanam: từ ngày trăng khuyết sau) đó thì đọc chữ kí hiệu này rồi đem đi tắm bài này [“Tôi xác nhận rằng không có thánh thần nào ngoài Allah và tôi xác nhận rằng Muhammad là sứ giả của Ngài”.]*

Nguyễn Ngọc Quỳnh phản bác 3 điểm:

– Giải thích chữ “bangun kanem” theo Abdul là hoàn toàn không hiểu tiếng Cham. ‘Bingun kanam’ là “gặp ngày đèn đỏ” [Sara thêm: là ‘hu harei’ (có ngày), ‘joh le’ (gẫy chân), ‘đih di haluk’ (nằm trên đất), ‘darah riya’ (máu lớn)…]

– “thì đọc chữ kí hiệu này… rồi đem đi tắm bài này” rất sai; phải là “hãy niệm câu thần chú này rồi đi tẩy uế”. Tại sao lại “đem đi tắm bài này”?

– “Muk Rija” bà vũ sư mới có “đèn đỏ”, ông Mưdôn làm gì có đèn đỏ mà viết là “ông/bà”. NNQ bình: “Bạn bậy bạ quá rồi.”

Sara giải minh:

[1] Ông Mưdôn là “Bà-ni”, thế nên Cham ‘Ahiêr’ Bà-la-môn khi nhập hệ thành Mưdôn thì cần làm lễ ‘Tamư Bini’ (vào Bà-ni); đến lúc mất đi có nghi thức ‘Tabiak Bini’ (Ra Bà-ni) mới làm đám thiêu. Còn người Bà-ni nhập hệ Mưdôn thì bỏ qua thủ tục này.

[2] Vài lễ Rija diễn lại [hay lễ hóa] một phần quan hệ Champa và Malaysia, việc ông Mưdôn đọc câu thần chú có nhắc tới Pô Aulwah là không lạ. Không phải vì thế mà gán cho ông là ‘Bani’ tức là người Hồi giáo!

[3] Tuyệt đại đa số câu thần chú không được phép dịch nghĩa. Ở đây, giữa chừng buổi Rija mà Muk Rija bị, ông Mưdôn đọc câu thần chú hóa giải, bà đi tắm rồi tiếp tục cuộc lễ.

3. Truyền đạo ra vẻ trí thức là vậy, còn đây là kiểu thô thiển.

Hôm qua Thành Trung gửi cho tôi tút Lan Huong, bạn ấy nhờ tôi giải thích sự vụ. Tạm tóm lược như sau: Ví dụ ông bố kia có mấy đứa con, sắp lìa đời, bố trăng trối: – Này anh cả, hãy vị tha mà tha lỗi cho mấy em, dẫn dắt họ và không cho ai hại các em.

Islam cũng thế, là đàn anh Bani, khi Bani bị biến cố lịch sử, Islam mang trọng trách như ông anh cả kia: Tha thứ và dìu dắt.

Sara phản biện:

[1] Ừ, tạm chấp nhận Islam là anh cả Bà-ni, cho dù thằng em út này đã rời bỏ ông anh từ lâu lắm sau mấy trận đánh nhau suốt 300 năm lịch sử, rồi cả chục năm hiện đại nữa. Nhưng có phải Bà-ni đang gặp khủng hoảng? – Không! Chỉ có vài mống Bà-ni giả danh Islam lợi dụng sự thiếu gắn kết của cộng đồng Bà-ni thừa nước đục thả câu trục lợi, chứ thực sự không vấn đề gì to tát cả!

[2] Ừ, em sẵn sàng tin theo, và rủ bà con họ hàng đi theo nếu ông anh ngon lành. Nhưng anh cả kia thế nào?

Dân số tất cả các nước Hồi giáo cộng lại gấp trăm lần Israel, gấp 10 lần Nhật Bổn, vậy mà: Về trí tuệ, riêng Giải Nobel cả khối này chưa tới góc tư 2 nước bé tí kia; còn về kinh tế thì miễn nói.

Ở cộng đồng Cham thôi, nói mà thương cho bà con Cham mình, cứ so sánh Chàm Tây [An Giang, Tây Ninh, TPHCM] với Cham Pangdurangga [Ninh Thuận, Bình Thuận] cả về học hành, sáng tạo và kinh tế cũng đủ thấy.

[3] Do đâu?

Israel theo đạo Dân tộc, Nhật đại đa số theo đạo bản địa và Phật giáo bản địa hóa.

Cham Pangdurangga theo Tôn giáo bản địa hóa: ‘Ahiêr’ Cham Bà-la-môn và ‘Awal’ Cham Bà-ni.

Tại sao lại rủ nhau đi theo “quốc tế” mà từ chối DÂN TỘC, BẢN ĐỊA đang có – hay và tốt hơn?

*

Chú thích

Tiếng Cham trong văn bản: ‘Ni yah rija krâh tamia blaoh jal di bangun kanam nan puec akhar sarak yau ni (baoh sarak) blaoh ba nao ricaow kudha yau ni: wal aes sah du (ash hadu) alla illah (anla ilaha) illuw wahuk (illallahu) aes sah du (ash hadu) anla Mahammadan raso luw wahik (anna Muhammadan rasulullah)’

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *