[hay: Thái độ của trí thức hậu hiện đại, ‘bhap rakaya’.]
Vừa ở diễn đàn thơ ca tư tưởng cao sang hôm trước, hôm sau cũng hắn lên tiếng về vụ “Đâu là nước sạch cho palei Cham?” Vừa nơi bàn tròn “Phê bình văn học đang ở đâu?” hay “Đi tìm bản sắc Việt” đầy chất trí tuệ tháng trước, tháng sau cũng hắn có mặt ở quê điều tra tình trạng ung thư của dân Chakleng, và “Vấn đề Sổ đỏ Cham” quá ư thực tế.
Có mâu thuẫn không? Không ít nhà văn Việt đặt ra cho tôi câu hỏi đó. Và một bạn Cham kêu, dân làng ung thư là chuyện bác sĩ, sao Sara lại làm? – Không ai chịu làm, tôi phải xắn tay áo lao vào thôi.
Vân vân.
Tôi nói, đó là thái độ của trí thức hậu hiện đại, hay public intellectual, ‘bhap rakaya’.
Tút “Đi tìm sinh lộ cho Cham ‘Ahiêr Awal’ vừa qua”, hai bạn quen thân còm và chat, ý rằng: Sao Sara không lo việc lớn đi, mà cứ quẩn quanh chuyện ngoài lề?
Thân mà đã vậy, nói chi sơ. Yêu mà còn thế, nói chi ghét!
Thế nào là LỚN & NHỎ?
Năm 1984 ông Châu Văn Mỗ và thầy Quảng Đại Hồng mở hội thảo cấp làng Cải cách ‘Đam thu’ cho Cham tạo ảnh hưởng lan rộng, cùng năm đó Ban Biên soạn sách chữ Chăm chuẩn hóa xong ‘Akhar thrah’, chuyện nào lớn hơn?
xin Quỹ Terre des Hommes làm hệ thống nước sạch cho hai làng: Paplom – Cham và Phan Dũng – Raglai, cũng là năm tôi viết Lễ Tẩy trần tháng Tư đoạt cú đúp Giải Hội Nhà văn lẫn Giải Văn học ASEAN vừa vinh dự cá nhân tôi vừa cho Cham, ai công lớn hơn?
Việc lên tiếng giải minh cho cái TỐT [làm hương lộ] nhân rộng trong cộng đồng cũng như đấu tranh ngăn ngừa cái XẤU [say xỉn lái xe] tái bản, so với chuyện viết bộ tiểu thuyết Con đường Vô tận, cái nào đáng làm hơn?
Làm thế nào cân đong đo đếm!
Ở “Đối thoại hậu hiện đại” Tienve.org, 3-2009, tôi viết:
“Một nhà văn hậu hiện đại là kẻ, trong lúc theo dõi các trào lưu triết học mới nhất trên thế giới, đồng thời vẫn có thể đi vào làng quê vùng sâu vùng xa điều tra vụ mất cắp gà để hỗ trợ chính quyền địa phương giải trừ tệ nạn xã hội.”
Ở buổi thuyết giảng tại Ninh Thuận vừa qua, tôi nói:
“Tôi, với gần 40 đầu sách cùng giải thưởng lớn nhỏ các loài; tôi, qua hơn mươi luận văn thạc sĩ, tiến sĩ về tác phẩm tôi, hay cả vài chục phim cùng mấy trăm bài báo ca tụng – tất cả không là gì cả, mà chính cách tôi yêu, tôi hành động và lan tỏa ý tưởng mới là điều đáng kể nhất.”
Tôi ủng hộ sinh linh Cham nào đó đóng cửa ấp ủ mộng làm ra bộ tiểu thuyết vĩ đại, tôi không phản đối nhà nghiên cứu Cham nào đó tham vọng viết bộ Văn minh Cham mà không cần làm gì thêm. Dẫu sao…
Sakurai Kunitoshi, nguyên Hiệu trưởng Đại học Okinawa, người phụ trách web môi trường Okinawa – Nhật Bản trong bài “Cuộc chiến của Inrasara” tháng 7-2019, viết:
“Ông Inrasara là một nhà thơ và nhà văn nổi tiếng quốc tế, được biết đến rộng rãi. Thuyết giảng tại Đại học Okinawa, khi được hỏi thế nào là một trí thức, ông trả lời:
‘Nếu bạn chuyên làm thơ, bạn chỉ là một nhà thơ, không là trí thức. Nếu bạn chỉ biết nghiên cứu, bạn chỉ là chuyên gia, mà không là trí thức. Trí thức là kẻ lên tiếng cho cộng đồng về vấn đề ngoài chuyên môn của mình, tiếng nói ấy được cộng đồng tín nhiệm và hỗ trợ.’
Với kẻ tự cho mình là trí thức, đó là một định nghĩa làm chói tai. Tuyên bố của Inrasara là một sự khích lệ nóng bỏng đối với chúng tôi. Nó như là một thông điệp.”