ĐỐ VUI CÓ THƯỞNG [chuyện vui Ngôn ngữ]

Đến Orchid Island Taiwan, ngay cổng sân bay là hàng chữ:

“Akokey Kamo yamai do Pongso no Tao”

Tôi quay lại nói với hai phóng viên: Tiếng Cham đó, và họ cho là tôi đùa. Tôi nói: Không đùa đâu.

Sang Bangkok nhận Giải thưởng Văn học Đông Nam Á, gặp nhà văn Brunei, tôi nói “tiếng Brunei”, và anh này cũng đã ngạc nhiên không ít. Tôi giải thích:

– Tôi thi sĩ Cham từ Việt Nam, hai chúng ta cùng ngữ hệ Nam Đảo, nói-hiểu nhau là chuyện bình thường.

Là nhà văn kiêm giáo sư Đại học, nhưng anh không là dân ngôn ngữ, tôi biết. Tôi thêm:

– Bạn có từ vựng chung với tôi đến 80% + 5% tiếng địa phương của bạn và + 15% tiếng Anh. Bỏ qua phương ngữ với ngôn ngữ quốc tế là tiếng Anh, còn 80% kia, hai ta trao đổi qua lại là hiểu tuốt. Miễn là ta biết cách…

 

Trở lại với “Đố vui có thưởng” này, âm O ta thay bằng I, A là chuẩn không cần chỉnh. Thử đọc lại:

“Akokey Kamo yamai do Pongso no Tao”

“Akikey Kami yamai di Bangsa ni Tao”

Vậy là có mỗi chữ ‘Tao’ [tên gọi dân tộc này: Con người”, là phương ngữ, 7 từ đã kia là tiếng… Cham.

Akikey: trân trọng; Kami: Ta; yamai: ramai, hay urang mai (giọng nữ đọc Ra = Ya); di: tại; Bangsa: xứ sở, miền đất; ni: này!

 

Sau đó đến gặp cô chủ Homestay, cô [và dân địa phương] chỉ hiểu lơ mơ hàng chữ kia có nghĩa: Welcome to Tao! Chính xác nó là: Chúng tôi trân trọng người đến tại miền đất của Con người”

 

*

Comments

Ở đây không phải vấn đề có hay không có tài liệu,

  1. Cũng không do nói chuyện trước thành quen, mà là
  2. Kinh nghiệm và sự nhạy cảm ngôn ngữ, bạn à.

Ví dụ Sara lên Tây Nguyên, ngay ngày đầu tiên nói tiếng dân tộc ấy.

Gặp Cham Hroi cũng vậy.

Tại Đảo Orchid này, vừa bước chân xuống sân bay, là đọc ngay hàng chữ.

Ở Cambodia, hay ngay cả gặp anh Dôrôhiêm là nhà nghiên cứu cả chục lần, anh cứ nói tiếng Việt, còn Sara nói tiếng Cham với anh!

Đọc văn bản cổ Cham cũng hệt. Karun!

 

Quảng Cẩn nói: “một âm tố cho dù nó có phát âm khác do vùng miền, nhưng nó chỉ có thể đươc đại diện bởi một Âm vị duy nhất”: không sai, dù có hơi duy ý chí xíu.

Ngôn ngữ cùng ngữ hệ, cần phân biệt Dân tộc và Vùng miền có ÂM CHUẨN hay BIẾN ẤM khác nhau, nhất là nguyên âm. Ví dụ ngữ hệ Nam Đảo:

– Đặc trưng dân tộc. Cham dùng âm Ư. I, trong khi Raglai đa phần dùng A; Cham dùng âm A,I thi đa phần dân Tao ở Orchid Island dùng âm O. Vân vân.Nắm được nguyên tắc này, ta có thể nghe-hiểu dân tộc khác cùng ngữ hệ không khó.

– Còn đặc trừng vùng miền, Cham vài vùng có thể nói hay viết: Langik/ Lingik đều đúng.

Vụ này Sara có phân tích kĩ rồi, hôm nào đăng lại.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *