[Tặng bạn Trà Toại & Trà Công Tân]
Karun bạn đã tương tác. Tạm giải thích như sau:
1. Đúng, Cham xem cuộc đời là chuyến buôn (Ariya Nau Ikak], nên sẵn sàng buông bỏ, rời bỏ, từ bỏ, cắt lìa… Nhưng hành kia phải là kẻ “đạt đạo”, và họ chỉ thực hiện nó ở giai đoạn 3 của đời tu hành. Thế nên, sinh linh nào chưa đạt chốn ấy mà [bắt chước] từ bỏ, là hỏng, là… giả mạo.
Trích “Bốn cứu cánh của đạo sĩ Bà-la-môn & Thơ” (tiểu thuyết Hàng Mã Kí Ức, 2011):
“…để đạt được bốn cứu cánh đó, người Bà-la-môn cần trải nghiệm bốn giai đoạn cuộc đời. Trước hết, bạn làm môn đệ antevāsin, vâng lời và tuân phục guru.
Giai đoạn môn đệ kết thúc, người đàn ông lao vào cuộc sống gia đình. Bạn là một chủ hộ grhastha, nai lưng gánh vác gia đình với đầy đủ trách nhiệm của người chồng, người cha…
Mãi khi công việc xã tắc đã xong, rũ bỏ mọi gánh nặng, cắt đứt tất cả liên quan máu mủ ruột rà, bạn dũng mãnh bước vào giai đoạn thứ ba: đi vào rừng vanaprastha.
Đây là giai đoạn thử thách tâm linh khốc liệt nhất dành cho một đạo sĩ. Tôi hiểu nghề nghiệp kia không phải là tôi, chức vụ và danh vị kia, tiếng tăm và tài sản kia, mặc cảm và kiêu hãnh kia… nghĩa là tất cả mọi mặt nạ nơi thế gian u tối mà tôi đang sở hữu kia không phải là tôi. Giữa nhà grāma và rừng vana là khoảng tối ngắn ngủn nhưng dài dằng dặc bạn phải băng qua, đựng chứa bao nỗi nguy hiểm rình rập. Sơ sẩy trong thoáng sát na, bạn có thể hủy hoại cả “vốn liếng” gầy dựng trước đó. Một cuộc truy tìm hướng nội đầy gian nan, nhưng đạo sĩ Bà-la-môn phải can đảm lao vào. Nhảy qua và cắt phăng cây cầu dẫn về trần gian, để dấn mình trọn vẹn vào giai đoạn cuối cùng: giai đoạn khất sĩ bhiksu. Làm kẻ lang thang vô gia cư, “phong phanh giữa trời đất”!”
2. Vì bạn đặt tôi bên cạnh Chế Mân, nên tạm đưa ra so sánh. Nếu ta tin những gì Sử Việt ghi là đúng, thì 2 “buông bỏ” hoàn toàn khác nhau:
BUÔNG BỎ CÁI GÌ?
– Chế Mân buông bỏ cái của “người khác”, ở đây là một phần mảnh đất tổ tiên;
– Sara buông bỏ các mảnh của đời mình, từ bỏ “quyền lợi” của chính mình.
BUÔNG BỎ ĐỂ LÀM GÌ?
– Chế Mân “buông bỏ” để phiêu lưu vào trường tình [&], qua đó bên thiệt hại là người Cham [như bạn hiểu]. Sara ngược lại, để mình ĐƯỢC – từ đó người Cham cũng được.
– “Buông bỏ” của Sara là phiêu lưu, dấn vào cái khác hơn, mới hơn, và có thể nói – lớn hơn. Ví dụ đã nêu trong bài.
Nếu tôi không bỏ kế toán trường HTX nông nghiệp, thì hiện tôi có thể là Cựu Chủ tịch Huyện, giàu có, và hưởng lương hưu – điều dễ ợt.
Nếu tôi không bỏ ĐH, bằng tiến sĩ bỏ túi là cái chắc, từ đó tôi đứng giảng đường gõ đầu sinh viên XHCN, thì tôi đâu là một nhà văn tự do đúng nghĩa như hôm nay.
Nếu tôi như thế, như thế… thì làm gì tôi dám ho he lên tiếng cho cộng đồng…
Nếu…
*
Tôi từng vài lần nói, tôi không ý định NÊU GƯƠNG SÁNG cho ai cả, nên bạn chớ lo cánh trẻ Cham bắt chước Sara mà… buông bỏ. Và cũng khó bắt chước chớ bộ!
Cuối cùng, do dám và qua các trận buông bỏ, thằng Trạm mát mới thành Inrasara hôm nay!
Karun bạn nhiều nhiều…
___________
Comment của Trà Toại:
Người Chăm chúng ta sống nặng về tính triết lý hơn thực tế chăng? Một cá nhân như anh buông bỏ thì người khác sẽ được cái anh buông bỏ mà anh cũng được: Cái mới lạ, thích thú hơn, đem lại lợi ích hơn, sự rỗng rang, cao thượng…
Chế Mân là vua trị vì một vương quốc sao cũng <