CHAM AHIER, THỬ TÌM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 02

Bài 02. Giải quyết Tinh thần Tùy tiện Cham

Chuyện cũ.
Chắc chắn ông Huyện Dương Tấn Phát là “nhà lãnh đạo” Cham Panrang lớn cuối cùng được cộng đồng nể vì, kính trọng. Về nhiều mặt. Tuy nhiên nhân vật lớn thế nào cũng phạm sai lầm. Thời gian đi qua, bình tâm nhìn lại, không phải ông không phạm “tội”: Đánh Cả sư, khiến sau đó ông buồn rầu mà chết [cũng có sự hỗ trợ của tuổi già, buồn, xấu hổ].

Ông có tội, nhưng lại tội… đúng, mới tội!
Đó là do tinh thần tùy tiện Cham. Họp, chính các vị bàn thống nhất, về nhà các vị làm khác đi, khiến bà con lên Huyện kêu tôi, là sao? Ba bận họp, ba lần nhắc, không chừa. Cứ thế lặp lại…
Tùy tiện xưa còn đỡ, tùy tiện nay khủng hơn.
Vài vị [con sâu làm rầu nồi canh] thuộc chức sắc Cham Ahier: uống rượu trong rạp lễ, không bàn về xakarai như xưa mà mang heo ra chặt, ăn nói thô lậu tục tĩu không biết kiêng kị, giờ giấc tùy tiện, đòi tiền lễ tùy tiện, và nhất là hành lễ tùy tiện [một ngày 2 Patrip, 3 Hayam, cùng vài thứ linh tinh khác: bà con nói KHÔNG THIT].
Tháng 11 vừa qua, tôi đi khắp 7 palei Panrang, gặp thân hào, nhân sĩ – gần như 100% quần chúng kêu ca, than phiền. Than phiền với ai?
Có ông Huyện Phát thứ hai nào đòi về Huyện… đánh?!
Lỗi ở ai? Theo tôi, không phải ở ông, mà ở chúng ta. Ở tôi và bạn, người đọc bài này, like và còm khen chê mà không chịu suy nghĩ kĩ, không chịu hành động. Chúng ta phản ứng thế nào?
– Than phiền, nói xấu, và thôi thì tới đâu hay đấy, ta sao mình vậy.
– Không phải chuyện của mình, không liên can tới mình.
– Hay, vào tôn giáo khác, cho khỏe.

[Chuyện cũ.
1. Cách nay hơn 10 năm, về Ghur Bini bị xâm hại, tôi nói với bạn tôi là anh Thành Chiểu đang làm quan to ở Ninh Thuận. Rằng: Nếu bạn giải quyết được vụ này, bạn vừa uy tín với Đảng, vừa uy tín với bà con Bà-ni. Thành Chiểu hứa, rồi… im.
Bà con mỗi năm mỗi đi Ghur, thấy Ghur bị xâm hại, chưởi, rồi về. Rồi thôi.
Mãi năm 2014, khi ta HẠ QUYẾT TÂM, nó mới xong và đẹp.

2. Xakawi Cham cũng vậy. Trước đó Ban Phong tục Huyện Ninh Phước họp thôi là họp. Họp xong, ai về nhà nấy, rồi thôi. Panrang Kraung Parik Pajai cứ Kate mỗi vùng mỗi khác ngày tháng. Hội nhí của Nhà nước mà, họp để hẹn kì sau họp tiếp.
Kêu là có kết quả, ta hỏi: đâu là Bản in Xakawi thống nhất?
Thế là năm 1991, Hội Bảo thọ Chakleng, gồm Châu Văn Mỗ, Quảng Đại Hồng và tôi HẠ QUYẾT TÂM, nó mới xong [chuyện này tôi kể rồi, xin miễn nhắc lại]. Sau đó, cử bộ phận chuyên môn soạn, vào Phan Rí Tuy Phong thống nhất. Anh Sử Văn Ngọc cùng Đạt Chữ ứng 500.000đ tiền HTX Mỹ Nghiệp vào Sài Gòn lo chuyện in. Nhưng anh Ngọc mắc kẹt giữa 2 ông thầy/ bạn: Phan Lạc Tuyện – Nguyễn Thành Thống, lấn cấn mãi không biết in ở đâu, rồi Kate qua, nên Cham chưa có Bản in lịch thống nhất đầu tiên là vậy.
Mãi năm 1992, tôi vào ĐH làm việc, thấy trong tủ cơ quan “bản thảo” nằm đó, hỏi ra mới biết “anh Phú Văn Hẳn cất từ năm ngoái đó, anh Trạm ơi”.]

LÀM THẾ NÀO?
Tôi gợi ý với quý bác, rằng Ban Phong tục mỗi palei cử 2 đại diện, có giấy mời tôi về, dù tôi KHÔNG hiểu nhiều về phong tục tập quán, nhưng tôi có phương pháp giải quyết vấn đề [như Xakawi, tôi có biết lịch Cham đâu, vấn đề là phương pháp]:
– bước 1. Gaheh (14 vị + Sara) họp bàn cách giải quyết với nhau.
– bước 2. Mời quý chức sắc cùng bàn, và quyết.
– bước 3. Có Ban theo dõi thực hiện.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *