Văn chương & Tư tưởng II-06

Truyền thống Ấn Độ đòi hỏi thi sĩ tôi luyện nghệ thuật thơ đạt tới một cấp độ rất cao. Nhà thơ là hiện thân của tiên tri thấu thị, kẻ thông tuệ. Muốn thành nhà thơ, người làm thơ phải trải qua sáu bậc tôi luyện:
Svabhava: cảm tính thuộc bản năng.
Carana: cảm tính hướng thượng.
Abhyasa: sự tinh luyện về sử dụng nghệ thuật ngôn từ.
Yoga: tham thiền nhập định để đạt đến hòa hợp với Thượng đế.
Adrsta: sự kế thừa tài năng từ tiền kiếp.
Visistopahita: ân sủng đặc biệt được làm chủ tài năng của người thông tuệ và tiên tri phi thường. Do đó, nhà thơ Ấn Độ ngày xưa bị/tự buộc tuân thủ kỉ luật rất khắc khe về giờ giấc sinh hoạt cũng như các lề luật đối xử với cuộc sống, chữ nghĩa.
Xưa, nhà thơ là danh nghĩa đáng trọng bao nhiêu thì nay, bị coi là nhếch nhác bấy nhiêu! Nó gắn liền với sự thả nổi tình cảm và đòi hỏi thân xác thay vì chế ngự giác quan và bản năng. Thi sĩ hôm nay thường bị thành kiến là biếng đọc sách hơn nhà văn, ít trui luyện trí tuệ, quen dùng các từ làm sẵn (thơ second hand) thay vì nỗ lực sáng tạo ngôn từ mới, phó mặc cho những vụn vặt của “trần gian” thay vì tìm hướng thượng cõi siêu việt.

Inrasara, Song thoại với cái mới

One thought on “Văn chương & Tư tưởng II-06

  1. Có nhà văn VN nói, ông Sara là thi sĩ nhưng chẳng giống thi sĩ VN tí nào. Tôi hỏi, thế nào? Ông này nói:
    Sara ngủ 9g, dậy 4g. Đó là chuyện rất hiếm nhà thơ VN làm.
    Sara vừa là nhà nghiên cứu vừa là nhà dịch thuật nhà văn xuôi, nhà viết phê bình. Nhà nào ông ta cũng làm nối bật.
    Sara là nhà văn VN biết ngoại ngữ, cũng là điều hiếm nữa, nhứt là các nhà văn 5X.
    Và Sara không nhậu nhẹt la cà…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *