HAI BỨC THƯ ĐỘC GIẢ GỬI INRASARA

2013.3-PoDam-CQM.2Cùng Qua Đình Lan & Chế Quốc Minh, tại tháp Po Dam, 4-2013

Vừa qua, trước khi đăng “Thư Inrasara gửi cho các bạn trẻ Cham” lên web, tôi có gửi bản nháp cho 5 người tham khảo trước. Để hỏi ý kiến xem có nên đăng không, nếu đăng, có cần sửa chữa câu chữ gì không. Tôi cẩn thận thế, bởi thật tình tôi rất ngại chữ nghĩa mình sẽ làm cá thể Chăm nào đó tổn thương. May, tôi nhận được 4 phản hồi. Rất thuận lợi. Sau đây là 2 bức thư tôi nhận được từ hai bạn [lớn tuổi hơn Sara] cư trú hai đất nước khác nhau.

Xin được lên web cho bà con cùng hiểu. Và, do sự khiêm tốn của cả hai, tôi xin ẩn tên ở đây.

Inrasara

1. Thư từ Hoa Kì

Sáng ngày 8-5-2013

Sara,

 

Thư Sara gởi đến các bạn trẻ Chăm lời lẽ chân tình và thuyết phục.

Theo mình nghĩ nên thay chữ “đánh” bằng “chỉ trích”. Nó nhẹ nhàng hơn, anh em cùng một dân tộc hơn là kẻ thù không chung một gốc gác. (Chú thích: chữ “đánh” là do người đọc phone cho tôi. Nhận thấy ý kiến ông anh hay, tôi đã thay bằng từ “phán”).

Sara càng nhẹ nhàng tha thứ thì họ còn cơ hội thức tỉnh. Rồi một ngày nào đó bà con Chăm mình ko còn ai muốn đọc hoặc nghe Champaka nữa, thì họ sẽ giật mình quay về. Chứ càng làm họ điên tiết lên thì cơn giận dữ càng làm họ mờ mắt.

Một thành viên Champaka nữa (tác giả bức thư nêu tên cụ thể, tôi xin giấu) đã lên tiếng là đôi lúc không thích từ ngữ sử dụng trong các bài viết của họ. Anh tâm sự trong vài status trên diễn đàn Facebook. Một ngày tươi sáng ko xa.

Quang Cẩn về hội thảo ở HN rồi về Ninh Thuận/ Saigon để tiếp xúc các SV bạn trẻ để bàn về Akhar Thrah. Nếu có thể Sara tới dự và nói rõ ý kiến của Sara. Ko nên sợ đụng chạm tự ái bạn bè vì đây là v/đ cho dân tộc Chăm nay và mai sau. Sara ko nói thì còn ai xứng đáng hơn để nói. Sara nên nói theo ý mình, kinh nghiệm mày mò, viết sách về tiếng Chăm của mình.

Lúc nào cũng có kẻ ưa người ghét, nhưng chắc chắn một điều là Sara biết và đã bày tỏ ý kiến.

Đó là ý kiến của mình. Vài hàng cho Sara.

Thuk siam.

 

2. Thư từ Phan Rang

Chiều ngày 8-5-2013

Tr quý mến!

 

Tr hỏi anh có nên đăng bức thư này không, anh đã đọc đi đọc lại 3 lần, và cho là rất nên. Theo anh cần viết nhiều bài như thế nữa. Lâu nay Tr tránh né là không cần. Viết để vài người không hiểu lầm Tr, để giúp mọi người hiểu rõ sự việc thời sự xã hội mình. Từ từ rồi mọi người sẽ hiểu Tr thôi. Theo anh thì cả 4 điểm Tr nêu trong thư đều rất thuyết phục. Mà quan trọng hơn cả là Tr đã viết bằng giọng rất đầm và chững chạc.

Phản ứng rất hay. Ví dụ, Tr viết đoạn này:

“chính tôi đã phản đối kết luận này đầu tiên, từ khi nó còn nằm trong bản thảo! Tôi không phản đối Hồ Trung Tú bằng cách rủa sả ông, mà là bày ra để mọi người cùng thảo luận. rốt cùng, anh đã cắt bỏ nó, khi tái bản. Vậy mà Champaka.info dùng chính cái tôi phản đối để “phê” tôi. Hỏi có ai hiểu nổi không?”

Nếu là ai đó thì họ sẽ hỏi vặn: CPK xuyên tạc tôi với ý đồ gì đây? Hoặc họ sẽ gắt gỏng hơn: Đây là sự xuyên tạc trắng trợn để hạ bệ uy tín cá nhân. Trong khi Tr ngược lại, rất nhẹ nhàng, lịch lãm.

Hay đoạn sau: “Lại rất lạ nữa! Các vị suy diễn “có chăng người Chăm tự đứng ra phá hủy thành Đồ Bàn”. Tự suy diễn, rồi đem gán cho Inrasara, mới… kì.” Nếu là ai đó, thì họ sẽ nổi giận mà viết là: Đây là lối văn xuyên tạc để bôi nhọ người khác, kiểu gắp lửa bỏ tay người. Tr thì từ tốn. Chữ “mới… kì”, là trách móc rất nhẹ. Đúng là phong thái của một văn nhân.

 

Trước kia Tr đã viết trên tạp chí Dân tộc Thiểu số (chính xác là Văn hóa Dân tộc, 1-2006): “Tôi nghĩ các cán bộ là người dân tộc thiểu số hay người Kinh đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc, cần nắm vững chính sách đân tộc của Đảng. Nắm vững và dũng cảm thực hiện mà không ngại bất kì thế lực nào, miễn là mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng”.

Nay Tr lại phát biểu trên báo quốc tế là: “Tôi nghĩ rằng người Việt và chính quyền VN hôm nay cần nhận ra và nói ra sự thật lịch sử đó, không nên giấu, không phải để khơi dậy hiềm khích dân tộc mà để hiểu lẫn nhau. Phải có chính sách đặc biệt cho cộng đồng này và văn hóa của cộng đồng này. Chỉ khi làm được điều đó chúng ta mới có thể hóa giải lịch sử, đi đến hòa giải dân tộc.”

 

Anh cho đó là 2 câu nói rất dũng cảm và rất quan trọng của một trí thức Chăm. Ít ai dám nói như vậy. Cho nên anh cho rằng rồi mọi người sẽ hiểu Tr và yêu quý Tr hơn. Lời khuyên của anh: Anh tin Tr, Tr cứ viết và đăng, đừng e ngại gì cả.

Chúc Tr và gia đình dồi dào sức khỏe và hạnh phúc.

 

 

6 thoughts on “HAI BỨC THƯ ĐỘC GIẢ GỬI INRASARA

  1. Lê Hương Lan thân mến!
    Bạn viết: “Chúng cháu thuộc Nhóm Biên tập Google.tienlang đã đọc lá thư của chú gửi các bạn trẻ Cham ngay từ khi lá thư được đăng lên. Bọn cháu vô cùng cảm động vì thấy dường như chú không chỉ muốn nói riêng với các bạn trẻ Cham mà là muốn nói chung với tất cả các bạn trẻ trong 54 dân tộc anh em trên cả nước, trong đó có cả bọn cháu. Đúng vậy không chú?
    Bọn cháu chưa vội phản hồi vì còn dành thêm thời gian tìm hiểu về cái nhóm người chủ trang Champaka.info…

    Sau đó bạn đưa nhận định về web này.
    Cho mình cắt bỏ đoạn nhận định này nhé. Mình không muốn phê phán CPK, lí do thế nào chắc bạn biết rồi. Để hài hòa, mình chỉ cho LINK bài viết của các bạn, để bạn đọc nào muốn biết thì vào đọc.
    Thân mến
    Inrasara

    Google.tienlang xin trân trọng giới thiệu Lá thư của chú Inrasara.
    Champaka không thể đại diện cho ai
    http://googletienlang.blogspot.com/2013/05/champaka-khong-ai-dien-cho-ai.html

  2. Daovan này đúng là có vấn đề rồi – như độc giả Trần Sáng nói. Nếu ai lên mạng Inrasara để nói đây là châm ngôn sống của tôi thì hàng ngày có đến một trăm châm ngôn như thế tà tà lòi ra trên web này.
    Ông là ai mà quan trọng dữ hén?
    Nhà văn Inrasara sao hôm nay nổi hứng chịu chơi cho loại còm như vầy xuất hiện hén?
    Dạ xin thưa cho hỏi Daovan: ai nói, ai làm? Nói ra đi, chớ giấu giấu diếm diếm là không được đâu nhen.

  3. Chú ý: tôi không phải Jalo Jalai vừa xuất hiện. Tôi đã dùng nick này lâu rồi, sao có người trùng nhỉ!
    Tôi có ý kiến sau:
    Nhà văn Inrasara đã làm nhiều việc cho xã hội Chăm mà ai ai cũng biết. Nhà văn cũng đã nói những điều rất quan trọng, ở tầm cao chứ không có tranh luận vụn vặt đời thường.
    Xã hội Chăm bây giờ nhiễu nhương quá: phe ai nói ai nghe, vì lợi ích cá nhân mà quên lợi ích cộng đồng về lâu về dài, nói quá lên để hạ bệ người khác, không phải chuyên môn mình cũng cố nói…
    Cho nên khi có ông anh khuyên “Lời khuyên của anh: Anh tin Tr, Tr cứ viết và đăng, đừng e ngại gì cả.”
    Tôi có lời ngược lại: nhà văn Inrasara hãy cẩn thận. Anh là vốn quí của dân tộc, hãy tránh xa mấy điều vụn vặt nhỏ bé. Bọn trẻ con hiểu biết chưa tới đâu cũng nhảy vào phê anh, đau lòng lắm.
    Bảo trọng!

  4. Ý tôi cũng giống như ý của Jalo Jalai: nhà thơ Inrasara chớ mất thời giờ cho mấy điều cãi cọ của Chăm mình, mà hãy tập trung vào các ch trình lớn như anh đã vạch ra. Còn về mặt xã hội, anh dùng uy tín của mình phát ngôn về vấn đề trọng đại của Chăm.
    Cá mè một lứa thì ai muốn họ lao vào.
    Thuk siam cho anh và gia đình!

  5. Vì tương lai dân tộc, vì sự tồn tại của Cham. Tôi đề nghị nhà thơ, Inrasara nên áp dụng chính tả Akhar Thrah PHỔ THÔNG đang dùng trong nhà trường, phương tiện thông tin đại chúng, báo chí chính thống. Phần Latinh đề nghị nhà thơ Inrasara chọn Latinh mà TS Quảng Đại Cẩn đã tuyển từ các cách đã có từ EFEO, BBSSCC, và các Từ điển trước đây. Tất cả các công trình in sau 2013 của nhà thơ nên dùng nhất quán chính tả AT và Latinh. Nếu ai có thắc mắc về chính tả AT hay Latinh xin email hay trao đổi trực tiếp với TS QDC. Nhà thơ có quyền chọn cái hợp lý nhất để tác phẩm của nhà thơ được người người tiếp cận được. Nhà nghiên cứu đời sau nhìn vào chính tả có thể biết công trình này được viết trước hay sau năm 2013. Tất cả những cải cọ về AT chỉ là những ngộ nhận của những người thiếu chuyên môn hay thành kiến. Thiếu chuyên môn, đến gặp Trung tâm giáo dục dân tộc hay nhà chuyên môn để điền khuyết thông tin. Thành kiến thì cứ để họ nói họ nghe. Nhà thơ có quyền chọn, sử dụng phương án nhà thơ cho là hợp lý. Giải thích về chuyên môn nhà thơ có quyền nói “Xin hỏi những nhà chuyên môn”, giới thiệu họ tiếp xúc với nhà chuyên môn TS Quảng Đại Cẩn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *