1. CHAM
Từ Ban Mê qua Đăk Nông, tôi lang thang các huyện xã, đất, vườn. Ghé anh Dung, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Đăk Nông, tán và cơm trưa. Sáng nay vừa về đến Chakleng.
Kết thúc chuyến đi, vui, kể chuyện giải trí mình.
Không kể tác phẩm cùng vài trăm bài báochí, ngoài non trăm buổi nói chuyện ở các Đại học, lớp Chuyên văn, Hội Văn học Nghệ thuật, tổ chức phi chính phủ và hội thảo các loại, tạm kê vài mục chính tôi đã nhập cuộc thế giới chữ nghĩa…
[1] Tổ chức – 5 hình thức:
1. Dạy tiếng & chữ Cham: Năm 18 tuổi, tôi tổ chức cho nhóm bạn học mở 3 lớp, khoảng 70 học viên biết chữ mẹ đẻ. Sau đó ở năm cuối Trung học Nguyễn Trãi, tôi dạy vài khóa dưới thị xã Phan Rang nữa.
2. Hội nghị chiếu dài. Tuổi tam thập, tôi 3 lần mở loài hội nghị này, mỗi lần mời khoảng mươi thân hào nhân sĩ, chức sắc Cham cơm chiều, tối ở lại bàn về chữ nghĩa Cham.
3. Sáng lập & chủ biên đặc san cho Cham: Tagalau từ năm 2000 – là duy nhất của Dân tộc Thiểu số ở Việt Nam.
4. Website Inrasara.com từ năm 2007, tập hợp hơn 500 tác giả đăng bài, thảo luận, phản hồi…
5. Đi tìm Sinh lộ cho Cham Ahiêr Awal, tôi cô độc đi hay tổ chức gặp mặt chức sắc, trí thức và đủ thành phần tìn đồ ở nhiều palei khác nhau.
[1] Thuyết trình, tạm nêu 10 chủ đề chính:
1. Đại học Silpakorn – Thailand: Người Cham, tôn giáo và kiến trúc
2. Talk & Think – IRED: Hải sử và Văn hóa biển Cham
3. Sứ quán Thụy Sĩ: Cham đóng góp gì vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam?
4. Distant Horizons – Hoa Kỳ, 2 buổi: Inrasara và 3 câu chuyện kể; Về một dân tộc sống sót
5. Sàn Art – Canada+Australia2 buổi thuyết trình + 2 buổi Workshop: Việt Nam, nhìn từ huyền thoại ít được biết đến; Và…
6. Festival thơ châu Á-TBD: Văn hóa biển làm giàu nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam
7. Cà-phê thứ Bảy: Minh triết Cham, góc nhìn từ bên trong
8. Không gian Văn hóa Cham: Tinh thần chắc và tâm hồn con người Cham
9. Okinawa, Tokyo, Fukushima – Japan, 7 ngày: Người Cham và Điện hạt nhân; 32 Đối thoại Fukushima
10. Đài Bắc, Orchid Island Taiwan, 9 ngày: Chỉ có rác hạt nhân là vĩnh cửu; Biển và rác thải.
2. VĂN HỌC
[1] Tổ chức Bàn tròn Văn chương
Đây là sáng kiến của Phan Thị Vàng Anh, Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam với ý định tập hợp 5-6 nhà văn bàn về văn chương. Khi ấy chị ở Hà Nội, đề nghị tôi chủ trì, và tôi đã làm khác: mở rộng về nhiều mặt, từ số người tham dự đến trao đổi và thảo luận.
+ 8 kì ở Sài Gòn và các tỉnh miền Nam:
– Về tác giả Ngô Thị Hạnh, Vương Huy, Lê Vĩnh Tài, Nhật Chiêu
– Về Văn chương mạng, Hậu hiện đại Việt Nam, đến Tân hình thức do một sự cố đáng tiếc, tôi ngưng. Từ đó Bàn tròn Văn chương nghỉ hẳn.
+ Ra Bắc, tôi làm 4 kì nữa, theo hình thức khác:
– Văn học ngoại vi Việt Nam, cần nhìn nhận như thế nào?
– Thơ Tân hình thức Việt [hỗ trợ Trần Hiếu]
– Văn học Dân tộc thiểu số tiếp cận trào lưu mới
– Thơ trẻ Cham khác thơ trẻ DTTS phía bắc thế nào?
[2] Thuyết trình Cà-phê thứ Bảy
– Chúng ta nợ gì văn học miền Nam trước 1975?
– Văn học hậu hiện đại Việt Nam
– Về đâu, Tân hình thức Việt?
– Nhà văn Việt Nam né tránh hiện thực, tại sao?
– Từ Phê bình Lập biên bản đến phê bình khai phóng
– 30 năm đổi mới, các trào lưu thơ Việt ở đâu, về đâu?
- Ngoài ra còn chủ trì buổi nói chuyện của Nguyễn Hữu Liêm, Khế Iêm…
& Khác
Heritage Space: Các trào lưu thơ Việt đương đại