Thông báo tọa đàm. THUẦN PHONG MỸ TỤC & THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI

LIT-Magazine, Đại học Fulbright, 9:30g, 27-11-2027

Thời đại thay đổi, thơ thay đổi, quan niệm về cái đẹp cũng thay đổi.

Thơ Việt đương đại [từ năm 1990 đến nay] đã thay đổi như thế nào? Cộng đồng độc giả Việt nghĩ gì về thay đổi ấy? Nó có tác động gì đến quan niệm về cái đẹp-hay-tốt của người Việt Nam? 

20 năm qua tôi đã nhiều lần thử đi tìm giải đáp cho câu hỏi, qua những tiểu luận và phê bình thơ . Hôm nay lần nữa cùng các bạn sinh viên LIT-Magazine – Đại học Fulbright ngồi lại tìm câu trả lời…

*

Bạn đọc ý định tìm hiểu quan điểm của tôi về văn học, có thể tham khảo:

Lí luận, tôi nhấn về tự do thể hiện qua tinh thần giải trung tâm hậu hiện đại.

Phê bình, tôi ưu tiên thể loại thơ; thơ, tôi tập trung vào thơ Việt đương đại và nhấn về phía bộ phận sáng tác [bị cho là] ngoại vi.

Sau đây là 7 tác phẩm đã in và 3 bản thảo hoàn chỉnh:

1- Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo, tiểu luận – phê bình, NXB Văn nghệ, TPHCM, 2006

2- Song thoại với cái mới, tiểu luận, NXB Hội Nhà văn, 2008

3- Thơ Việt, hành trình chuyển hướng say, tiểu luận – phê bình, NXB Thanh niên, 2014

4- Nhập cuộc về hướng mở, tiểu luận – phê bình, NXB Văn học, 2014

5- Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố ‘nữ’, NXB Hội Nhà văn, 2015

6- Văn chương tan rã, Lotus Media xuất bản, Hoa Kỳ, 2019

7- Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại, Lotus Media xuất bản, Hoa Kỳ, 2019

8. Các khuôn mặt thơ mới – tổng luận & giới thiệu 24 khuôn mặt thơ, bản thảo-2016

9. 19 Khuôn mặt thơ dân tộc thiểu số Việt Nam – tổng luận & giới thiệu, bản thảo-2017

10. Từ sa mạc chữ đến đô thị văn chương, bản thảo-2019

Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài trả lời phỏng vấn và tranh luận văn học trên các báo, website và facebook.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *