Bà Trời ban cho tôi thứ trí nhớ kì lạ, nhất là trí nhớ về câu chuyện. Bất kì chuyện gì, sự thật và hư cấu, giai thoại hay lịch sử… Đọc, nghe qua một lần là nhớ, dính nhặt. Không muốn nhớ cũng nhớ, nhớ đến từng chi tiết vụn nhất. Để những lúc rảnh rỗi, thả hồn theo chuyện kể, tôi liên tưởng và tưởng tượng, kết nối và sắp đặt, làm thành câu chuyện Cham.
Tôi lại là đứa ham đi và ham hóng, nhờ đó trong tôi đựng chứa bát ngát câu chuyện. Tôi ý định dồn tất cả vào tiểu thuyết sử thi Con đường Vô tận, cũng khởi viết từ năm 1990, được 2 tập thì công trình “vĩ đại” này nửa chừng đứt gánh, đến tôi không thể trở lại được nữa.
Hôm qua, ông anh Ysa Cosiem hỏi tôi có biết về “Đá Chờ” không. Anh kể “Nhóm di dân Cham xuất phát từ Kontum qua Miên nhờ người Jarai dẫn đường, [họ dựng “Đá Chờ” dọc đường]”
Tôi mới sực nhớ ở tiểu thuyết trên, tôi có lần nhắc đến chi tiết “Đá Chờ” mà nhóm di dân Cham chạy loạn xếp đá đánh dấu để tụ tập và chờ con tàu đến đón họ vượt biển. “Đá Chờ” ở làng Bumi, làng cuối cùng của Cham, thuộc Bình Thuận ngày nay.
Chuyện tôi nghe kể hồi bé, rằng người Cham xếp đá theo hình tam giác [tôi sẽ có chuyện kể khác về hình này trong toán học Cham]. Tôi nghĩ đó là dấu hiệu bí mật chỉ có thủ lĩnh đám di dân mới giải mã được, để hướng dẫn đoàn người chờ nhau.
Từ đó tôi liên tưởng và tưởng tượng. Tưởng tượng này làm nên bài thơ “Chờ Tàu” trong loạt “Chuyện người đời thường” [Chuyện 40 Năm mới kể & 18 bài tân hình thức-2006].
Mãi đầu năm 2018, trong chuyến về Bumi, tôi mới thấy tận mắt “Đá Chờ”.
Khu vực Ghur Bà-ni palei Bumi [tiếng Việt phiên âm: Phò Trì] thuộc xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân cách biển khoảng 1km, dãy đá Ghur non hecta còn hoang sơ, ở đó có cụm “Đá Chờ”. Là duy nhất trong tất cả Ghur Cham Bà-ni Pangdurangga.
Lễ Ramưwan, trước khi ‘mưrôi’ Ghur, các thầy làm lễ ở đây trước. Nó là tối thiêng liêng!
CHUYỆN 3. CHỜ TÀU
Có lẽ đã một trăm, hai trăm
năm và hơn thế nữa, ông đã
chờ những con tàu, đến vào buổi
chiều, như ông Kadhar có hứa
Bảy mươi năm trước, con ông đã
chờ con tàu, chắc chắn sẽ đến,
người cha nói – người cha thì không
thể dối con được. Như bốn mươi
năm qua, cháu ông chờ tàu, buổi
chiều, sau giấc đóng chuồng. Họ chờ
như thế, dáng đứng ấy trên mô
đất ấy – về phía biển, con tàu
thế nào rồi cũng đến. Tổ tiên
họ hứa thế, sách chép như thế
họ không thể không chờ con tàu
đến từ phía biển – nỗi cha truyền
Mãi khi có ấp chiến lược họ
mới hết chờ, hết còn cơ hội
chờ những con tàu đã đến và
bỏ đi từ lâu rồi, có lẽ.
Patau Caang ở xứ Miên được dựng theo thế 3 chân kiềng. Cách nhau 3 mét để đánh dấu nơi họ đã đi qua cho đám sau biết. Đoàn này được một vị tướng Chăm tên là Pô Cek Kok (Ahier) dẫn đi. Khi họ vượt rừng biên giới đến làng Miên xin thực phẫm thì c/q Miên, kiễm tra lại còn 1.5 ngàn người. Họ bảo chết nhiều lắm trong rừng do bệnh và ăn uống thiếu thốn. Ngày nay đa số ở tỉnh Pasat. Pô Cek Kok chết đốt, trcủa ông ta theo họ thì được đem về xứ sở của vua Poromê chôn. Pô Cek kok theo các cụ già có 3 người con ở lại Miên, 2 trai 1 gái. Trai là Pô Chơn (nghe ko đúng rồi vì đây là Patao Chăm) và Pô Tamươn, còn con gái là Nai Saat có chồng là Pô Ganuh Kei.