“Hòa nhi bất đồng”, cụ Khổng dạy.
Dù không đồng tình nhưng ta vẫn giữ được hòa khí với mọi người, là điều khó. Làm thế nào? – Hiểu. Muốn hiểu thì cần đến “ba cùng”, và nhất là: không ham nói.
Thuở sinh thời của yut Xoai, mỗi bận về quê, 4 trự chúng tôi: Trà, Phăng, Xoai và tôi thường tụm lại lai rai tán chuyện thiên hạ. Đâu hơn tiếng đồng hồ, khi thấy không khí ra mòi nhảm: lạc đề và lặp lại, tôi tếch đi. Thời gian ba bạn ngồi “môi nhắc lại chỉ có ngần ấy chuyện”, tôi chạy xe quanh palei Cham gặp ít nhất 2-3 bộ phận người khác nhau.
Với Cham, tôi có thể ngồi với mọi bộ phận cộng đồng, mọi lứa tuổi thuộc mọi trình độ, quan điểm chính trị lẫn tôn giáo mà không vấn đề gì cả.
Lắng nghe và thấu hiểu. Hỏi, chứ không ham nói. Ham chứng minh mình giỏi, mình đúng – càng không.
Với Việt, tôi chọn “cư trú ở đường biên”. Thế nên tôi có thể chơi với người của Nhà nước, cánh phản biện hay “thế lực thù địch” mà chả chút suy suyển đến chính kiến của tôi. Ở đây chả phải ba bốn phải, mà “hòa nhi bất đồng”.
Hòa nhi bất đồng, tôi chủ trì Bàn tròn Văn chương để mọi khuynh hướng và thế hệ văn học ngồi lại cùng thảo luận các vấn đề nóng của văn chương đương thời. Tôi có thể viết cho báo quốc doanh lẫn báo hải ngoại như BBC, RFA, Tienve, Talawas… các thứ.
Tôi viết về mọi khuôn mặt văn chương, từ Cham đến Việt, Dân tộc thiểu số đến đa số, từ nữ đến nam, trong nước hay hải ngoại, cả văn học miền Nam trước 1975 hay cây bút “chuyên chống phá Nhà nước ta”…
Tôi Cham và tôi Việt Nam. Tội Việt Nam và tôi thế giới. Sự sự vô ngại…
Anh không biết cả 2 Từ điển kia tôi đã thuộc lòng từ tuổi 20! Nhưng tôi vốn quý mến anh, rất quý trọng nữa là khác. Dù ba lần anh về Việt Nam trước đó, tôi không xu phụ chạy theo anh. Ứng xử kiểu này cũng là cách “không tranh với thế gian” của tôi.