[trích trường ca “Quê hương]
Ai đang đi kia?
Băng cánh đồng khô chân trần hối hả
Đội giành gốm to đi giữa trưa nắng hạ
Có kịp bữa cơm, đám con đói lao nhao?
Ai đang đi kia?
Gói khăn dằn lên lưng gùi qua đất Thượng
Chàm mình nghèo mà Thượng có giàu đâu
Nhưng đã đi thì phải quến nhau
Có kịp không, với vòng xoay công nợ?
Ai đang đi kia?
Ciêt gha harơk lên vai đổ xô đất lạ
Hành nghề thầy lang dạo cùng quê khắp chợ
Mình cầu hên còn ai phải gặp xui?
Sẽ có kịp không, cho lương tri hóa thể?
Và ai đang bước kia?
Quẩy lúa bó ướt nhèm đang vượt lội
Bờ vùng thì trơn mà sân hợp tác thì xa
(Đường nội đồng vỡ trong lũ đêm qua)
Ôi hai vai tuổi đôi mươi đã sớm sần chai lằn đòn gánh
Tóc em nước mưa chưa khô mà lưng em mồ hôi đã đẫm
Có kịp không, cho mơ ước lớn khôn?
Quê hương, quê hương
Tất bật thời gian, chật hẹp không gian
Ruộng đất chia phân theo khẩu phần
Khẩu phần tăng mà ruộng đất thì teo
Trời làm nắng trưa, trời làm mưa chiều
Nắng với mưa khi thừa, khi thiếu
Nắng thì nắng tràn cho lúa ngô khô héo
Mưa thì mưa cho nát bờ thửa, bờ vùng
“Có đất nào như đất ấy không“
Sao em vẫn yêu đất quê hương suốt ngoằn ngoèo khúc ruột
P.S. Trường ca “Quê hương” được viết từ năm 1982 tại Ban Biên soạn sách chữ Chăm, xong vào 1992, in trong Tháp nắng-1996.
Đó là nỗi đời và nỗi người Cham khi ấy. Trường ca được nhà thơ Trúc Thông cho là “một trong vài trường ca hay nhất của thơ Việt hiện đại” (báo Văn nghệ, 1998), còn một bác sĩ Cham [dường Kiều Quê] kêu đời người chỉ được Nưbi cho viết được như vậy một lần thôi, cũng đủ.
Ai bảo ông Inrasara không thể làm thơ hay?!
Nay Cham đã khác xa rồi. Thời đại khác, thơ cũng phải khác. Thơ tôi hết ha[ơ…] thì không phải chuyện lạ,