Câu chuyện Cham-18. ĐỐ VUI KHÔNG THƯỞNG

Ca khúc tiếng Cham “Harei tom bbook” của ca sĩ Chế Linh là tuyệt phẩm.

Tôi nghe nó lần đầu vào năm lớp Đệ Tam, tại nhà chị Sĩ ở Phan Rang. Jaya Mrang hát. Lạ, “Ngày họp mặt” mà buồn não lòng. Không chỉ giọng Chế Linh, mà ngay cả giọng “thủ lĩnh Fulro Cham” luôn đầy hào khí, nó vẫn cứ thế: Đau, buồn day dứt. 

Nghe vào thời điểm thập mươi 1970, mới thấm. Nội dung rất ứng với hoàn cảnh Cham thuở ấy. Chế Linh ở trong lòng nó, hiểu nó, cảm thông và viết. Ca từ, giai điệu và âm hưởng bật lên từ thẳm sâu tâm hồn anh.

Tuyệt!

Ngồi lai rai với sinh linh Cham, hát karaoke, tôi luôn chọn nó trước hét. Đủ biết nó có sức ảm ảnh thế nào. Karun anh, và một phần nhỏ dành karun Ikan di Ram, chàng trai đưa nó lên youtube cho tôi được lắng lòng về một thời xa lắc.

Hoa hậu đẹp tới đâu cũng có tì vết, huống hồ một tác phẩm nghệ thuật.

“Harei tom bbook” cũng chưa tránh khỏi định mệnh này. Nếu sai sót của Amư Nhân ở “hoa Tagalau gọi mùa xuân đến” là sai của quan sát, thì sai ở “Harei tom bbook” thuộc về văn hóa.

Tại một Lễ Nhập ‘Kut’ vào Tết nguyên đán vừa qua, ngồi bàn trà với anh chị em, tôi ra câu đố:

– Ở đây có ai biết và từng hát “Harei tom bbook” không? – Có.

– Có ai thấy trục trặc gì trong ca từ không? – Im lặng.

– Đố vui có thưởng đó…, – tôi tiếp.

Không ai cả. Cả Jaka ngồi ở đó. Tôi giải thích:

– Sai là ở câu này:  “min ô atah, khol drei jaang tha amek pajiơng”

Còn tại sao nó sai, các bạn hãy tự tìm câu trả lời cho mình.

Truyền thuyết Việt: Âu Cơ lấy Lạc Long quân, sinh 100 con đã biến dân Việt thành Con Rồng cháu Tiên. Nghĩa người Việt mới cùng mẹ sinh ra, gọi là cùng bọc = đồng bào.

Cham không có chuyện đó: ‘tha amek pajiơng’. Cùng mẹ lấy nhau là agam! Thế nên kêu Cham là “đồng bào” là sai từ gốc!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *