[hay: Bạn hiểu thế nào về Halau janưng Ahiêr Awal?]
Bà-la-môn phân thành phần xã hội làm Tứ đẳng cấp, ở đó giáo sĩ Bà-la-môn xếp trên cùng – trên cả vua chúa và quý tộc, quán xuyến đời sống tâm linh Ấn. Tại sao? Đơn giản: Triều đại này đổ triều đại khác lên, còn đời sống tâm linh dân tộc cần xuyên suốt, để giữ thăng bằng cộng đồng.
Hôm nay, dù ta là Cham Ahiêr hay Cham Awal, tất cả đều được truyền thừa từ tinh thần triết học Bà-la-môn. Nó ăn sâu trong tâm thức cộng đồng, không thoát ra được. Văn hóa và truyền thống ngàn năm, chớ có đùa. Dù ít dù nhiều, tinh thần Tứ đẳng cấp vẫn còn ẩn tàng ở góc khuất tâm linh ta, dù ta không nhận biết!
Hiện nay, qua bao đổi thay, ở cộng đồng Cham, Halau janưng Ahiêr Awal vẫn là đẳng trên cùng chi phối nhiều mặt sinh hoạt xã hội.
Halau janưng Ahiêr Awal hôm nay, về mặt trí tuệ và tư chất dù không còn giữ phong độ như các vị từng có trong lịch sử, để là “lãnh đạo tinh thần”, nhưng các vị vẫn đóng vai trò “hướng dẫn tâm linh”. Tại sao?
Champa mất, những phần tử xuất sắc nhất hoặc bị giết hoặc bỏ đi, kinh sách thất tán, từ đó cái cốt lõi nhất của trí tuệ và tinh thần tôn giáo Cham bị hao mất nhiều. Rất nhiều.
Và thực tế xã hội Cham thế kỉ qua xác thực điều đó. Cả về con người, kinh sách lẫn nghi thức hành lễ. Trí thức Cham mãi than phiền về ba thứ ấy. Than phiền và phê phán, không sai, nhưng nếu ta nghĩ cho cạn lí thì khác.
Hiểu thì càng yêu hơn. Khi ta hiểu và cảm thông về nhận thức và hoàn cảnh sống của “con người cao đẳng” một thời ấy, ta sẽ hành xử khác.
Trước 75, cụ Thiên Sanh Cảnh – một học giả nổi tiếng Cham, do không “cảm thông” dẫn đến tan vỡ một cuộc hôn nhân, đã gây xôn xao dư luận một thời.
Mới nhất, đổi tên “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà-ni” thành “Hội đồng Sư cả Bà-ni”, tiến sĩ Thành Phần chưa “cảm thông” đủ, khi anh thảo đơn thư gửi thẳng Trung ương, thay vì gửi cho Hội đồng.
Lần nữa sau đó không lâu, là đơn thư lên Trung ương kiến nghị về hạn chế việc tế trâu ở Đam Padhi. Vụ sau dù không có chữ kí của anh, tuy thế hầu hết chức sắc Awal đều nghi anh đạo diễn. Và họ phản ứng quyết liệt.
Hai sơ suất ở đây là:
– Với Cham nói chung, lối làm đó tạo tiền lệ cho chính quyền can thiệp vào sự vụ tôn giáo.
– Với Halau janưng Awal, các vị nghĩ anh “tapa xalao” (qua mặt).
Tôi nghĩ khi thầy Nguyễn Văn Tỷ hưu, anh xứng đáng và đủ điều kiện thành “cố vấn tinh thần” Cham Awal. Ở 2 vụ này, về chuyên môn, anh rất đúng, và cần thiết nữa. Chỉ vì “không thông hiểu” nên để xảy ra sơ sẩy đáng tiếc.
Vụ sẩy chân đã tạo cơ hội vàng cho Putra Podam “giậu đổ bìm leo”, đánh anh tơi bời, đến anh không thể chống đỡ.
Putra Podam tưởng bở, sẵn trớn toan kí sinh trên cổ thụ-Sara. Dĩ nhiên tôi không dễ kí đơn cho anh làm việc ấy. Nói một cách hình ảnh: Sara ngồi lên tảng đá trên núi cao thiền định, chiều xuống đổ bóng ông ngả phía chân núi. Putra Podam nghĩ cái bóng kia là Sara, nhào vô “đánh”.
Hậu quả thế nào thì thiên hạ biết hết trơn trọi rồi, miễn kể.
Kết. Trước hiện trạng ấy của cộng đồng, làm gì?
Tôi tuyệt đối không chê hay phê phán Halau janưng Cham, mà…
YÊU, HIỂU, gần gũi để tìm TIẾNG NÓI CHUNG.
P.S.
Riêng trường hợp anh Thành Phần, tôi tin khi nắng nhiệt đới đổ xuống, loài bìm kia sẽ khô héo, và giậu-anh sẽ được dựng lại, đứng thẳng dậy – đúng nghĩa GIẬU.