PHIÊU LƯU ĐỂ TỒN TẠI-2

1. Hai trích đoạn:

“Những dự án mang tham vọng quá trớn có thể bị chối từ trong nhiều lĩnh vực nhưng không thể bị chối từ trong lĩnh vực văn chương. Văn chương chỉ còn sức sống nếu chúng ta tự đặt ra cho chính mình những mục tiêu bất khả lượng đạt, vượt quá tất cả những hi vọng về sự thành tựu. Chỉ chừng nào các nhà thơ và nhà văn tự đề ra cho chính mình những công tác không có bất cứ ai dám tưởng tượng đến, thì văn chương mới đạt được tác dụng của nó…” (Italo Calvino, “Tính cách bội trương trong văn chương tương lai”, trong Six Memos for the Next Millennium, bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn).

Kyosera, chủ tịch hãng đồ sứ lớn nhất của Nhật: người Nhật đã sử dụng những tiến bộ kỹ thuật của thế giới cho sự phát triển của nước Nhật, và đã đến lúc nước Nhật phải trả lại cho thế giới những gì mà nước Nhật đã lấy.

… với tư cách là một nhà khoa học, người ta phải biết vượt qua các giới hạn. Người Nhật khiêm tốn nhưng họ đi hết từ giới hạn này đến giới hạn khác, họ phá vỡ mọi giới hạn để có những mặt vượt trên cả nước Mỹ, mặc dù họ ngoan ngoãn nằm dưới cái ô bảo hộ chính trị của nước Mỹ. Và người Mỹ kính trọng người Nhật vì họ biết rằng, ngoan ngoãn nấp dưới cái ô chính trị của nước Mỹ là một sự kiên nhẫn khổng lồ của một dân tộc có niềm tự hào ghê gớm. Học người Nhật chúng ta phải học cái tỷ trọng của lòng tự trọng dân tộc và cách thể hiện cơ bản là sự táo bạo trong ý nghĩ, sự kiên nhẫn và chăm chỉ trong làm việc (Nguyễn Trần Bạt).

2. Phiêu lưu, ông bà Cham đã đạt được những gì?

Thứ nhất, có nền Hải sử sớm và sâu, tiếp đến là Văn hóa Biển, một bổ khuyết quan trọng vào lịch sử và văn hóa đa dân tộc Việt Nam, ở đó hai ngàn năm trở lại, người Việt chỉ biết có đất liền.

Thứ hai rõ nhất, là tháp Chàm với 7 phong cách lớn – niềm hãnh diện cho cả Việt Nam.

Thứ ba, ở tầng ẩn và khó nhận biết sự thâm hậu của nó: Tôn giáo Ahiêr-Awal, là độc nhất vô nhị của loài người. Cùng nhiều thành tố khác ăn theo.

Mươi năm trước, tôi có viết: Ông bà ta đã có đóng góp đáng kể cho nhân loại, chúng ta hãnh diện về nó, còn hôm nay, TA CẦN CÓ ĐÓNG GÓP PHẦN MÌNH.

3. Làm gì? Từ điểm nhìn đó, tôi đặt trọng tâm,

Không phải nghiên cứu [dù tôi có thành tựu về nghiên cứu], bởi nghiên cứu [thuần túy] không gì hơn co mình như loài tôm; cũng không phải cải biến, chỉ là cách ăn mòn vào củ khoai quá khứ.

Mà là PHIÊU LƯU SÁNG TẠO.

Ba điểm quan yếu chiếm suy nghĩ và việc làm của tôi:

– TIẾNG NÓI, chứ không phải chữ viết.

Đi tìm sinh lộ cho Ahiêr-Awal, không phải để nghiên cứu viết sách, mà là đi vào thực tế cuộc sống. Đây chính là NỀN TẢNG của xã hội Cham hôm qua và hôm nay.

– Cuối cùng là SÁNG TẠO. Về văn hóa dân tộc, nhiều sinh linh Cham nghiên cứu, và nghiên cứu nhiều [dù cần], trong khi sáng tạo quá ít. Sáng tạo, chúng ta làm thơ nhiều [dù hay], văn xuôi và khác quá ít.

Dấn vào nhiều lĩnh vực khác, để Phiêu lưu Sáng tạo, tại sao không?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *