Hồi giáo chiếm 23% dân số thế giới, Trung Quốc CS: 18,5%, còn Đông Nam Á: 8,59%. Ba khu vực này đạt rất ít Nobel, quá ít nữa là đằng khác. Dù Nobel vẫn chỉ là một loại giải, dẫu sao nó là tiêu chí giá trị được cộng đồng chấp nhận.
Quá ít, số ít này lại nẳm trong mục Nobel Hòa bình, còn văn học và khoa học (vật lí, hóa học, sinh lí ý học, kinh tế) cực hiếm.
Tại sao?
Đông Nam Á khu vực văn minh lúa nước, người thấp bé ít phiêu lưu khám phá thì miễn rồi. Ngay bóng đá ta vẫn còn là vùng trũng nữa là.
Trung Quốc CS và thế giới Hồi giáo do cơ chế và ý hệ chính trị, tôn giáo không MỞ, dẫn đến tình trạng này. Đóng, giáo dục không hướng về sáng tạo, không khuyến khích và kích thích óc sáng tạo, qua đó hiếm khi có phát kiến khoa học, văn chương ít sáng tạo. tư tưởng mới lạ thì bị kì thị.
Đông Nam Á mà Cộng sản như Việt Nam, hoặc Đông Nam Á cộng Hồi giáo như Indonesia thì càng.
Cùng hệ như Trung Quốc, nhưng Nhật Bản đã rất khác. Nhật chiếm Nobel hạng ba thế giới và gần như đủ thể loại, cả khi họ trụ trong nước hay ra sống hải ngoại. Do cơ chế MỞ.
Hàn Quốc không được như Nhật, bởi mở muộn hơn.
Năm 2001, khi Nhật dự kiến trong 50 năm tới sẽ phấn đấu giành 30 giải Nobel, người Trung Quốc coi đó là trò đùa. Nhật chả đùa tí nào cả! Từ 1949 đến 2019, 28 người Nhật đoạt giải Nobel trong đó 24 Nobel Khoa học!
Câu chuyện ở đây, chính là cơ chế GIÁO DỤC.
Đây không là cái nhìn mang tính phân biệt đối xử, mà là quan sát, nhìn nhận thực tế để HIỂU mình, mà thay đổi.
Cham có thể rút được gì từ bài học này?