[hay Tồn tại hay không tồn tại]
Tôi đã nói những gì ở diễn đàn? Nhiều, rất nhiều. Tạm trích phần kết:
To conclude this talk, I would like to put two questions:
Who can make a change to a harmful project? And how can we stop a bad project?
Firstly, manpower, we need not only the intellectuals but also the large masses to participate in the protest movement.
Secondly, method, this sort of work calls for many different means.
Finally is in action, we need great and constant patience.
Không ít bạn hỏi, hà cớ Inrasara không lo cho Cham đi, mà đi lo tận môi trường thế giới xa lơ lắc? Hỏi vậy chả khác gì mươi năm trước, không ít Cham hỏi tôi: Sao Inrasara không lo cho văn học Cham đi, mà mãi xiển dương văn học hậu hiện đại Việt Nam? Xin nói rõ một lần cho trot. Có 3 yếu tố cần và đủ:
– HIỂU MÌNH. Tâm hồn Cham thể hiện rõ hơn cả qua văn chương và ngôn ngữ Cham. Còn tinh thần phiêu lưu sáng tạo Cham biểu hiện qua hải sử và văn hóa biển. Tôi đã tập trung nghiên cứu sâu hai mảng đó.
– HIỂU NGƯỜI. Dấn vào văn học Việt để hiểu Việt Nam, đồng thời theo dõi các trào lưu [văn chương nghệ thuật, triết học, chính trị…] đương đại trên thế giới để biết tinh thần con người thời đại.
– Hiểu mình, hiểu người mới có thể nói đến ĐỐI THOẠI.
Thời hiện đại, không thể cứ khư khư giữ bản sắc, mà phải mở. Nhập cuộc về hướng mở – qua tinh thần hậu hiện đại, tức là phi tâm hóa, nghĩa là mở ra thế giới, đối thoại để các bên hiểu nhau. Việt Nam, và cả phần nhân loại còn lại.
Hơn nữa, nếu riêng nghiên cứu Cham, Inrasara chỉ được cộng đồng Cham biết đến. Mở, qua việc làm của tôi: Sáng tác, phê bình, diễn thuyết, và qua nổi tiếng của tôi, thế giới biết đến Cham nhiều hơn. Nhiều Cham như thế, ta kết nối với cộng đồng nhân loại.
Bảo tồn văn hóa và con người Cham là bảo tồn sự đa dạng của sắc dân và văn minh nhân loại trên trái đất. Do đó không thể không chống lại thế lực hủy hoại trái đất – trái đất với sự đa dạng của tự nhiên của nó, cho thế hệ đi tới.
Tôi dấn mình vào phong trào bảo vệ môi trường thế giới, là vậy.
Trở lại với dân tộc Tao ở đảo Orchid Island Taiwan. Sống sót, họ di cư đến vùng hẻo lánh là để bảo toàn sinh mệnh. Do không ý thức bảo vệ bản sắc mình [qua ngôn ngữ, văn chương, lịch sử, vân vân], khi thế giới văn minh ập đến, chỉ qua hai thế hệ, dân tộc này đã bị đánh bật rễ, và mất gốc.
Không chữ viết ghi lịch sử truyền lưu đến thế hệ tiếp nối, không văn chương thể hiện tâm hồn dân tộc, tiếng nói lai căng và dần biến mất. Các cô gái [và cả chàng trai] tản đi lấy chồng [vợ] ngoại tộc. Rồi họ hướng trung tâm, hướng về phía mạnh, phía giàu – là điều khó tránh. Và dân tộc Tao tiêu vong một ngày không xa. Không còn tồn tại, chứ đừng nói tồn tại như là tồn tại.
Có là bài học lớn cho Cham, ngày mai?
Finally is in action, we need great and constant patience.