Giải sân hận-2. BIẾT, ĐỂ GIẢI SÂN HẬN

Tinh thần giải sân hận bàng bạc trong Ariya Glang Anak. Tôi từng viết nguyên chương về tinh thần này trong tiểu thuyết Hàng Mã Kí Ức, và lần nữa nhấn mạnh ở tác phẩm Minh Triết Cham.

Tôi nhớ lần đầu tiên đề cập đến cụm từ “giải sân hận” ở web Inrasara.com, bị một bạn phê: “Ông Sara muốn thế hệ trẻ Cham quên quá khứ”. – Sai! Nhớ quá khứ, biết lịch sử để làm bài học cho hôm nay và mai sau. Sinh mệnh Cham trên đe dưới búa, cần học khôn từ sai lầm cũng như nỗi oan của ông bà, để sống sót.

 

Lịch sử hiện đại, bao nhiêu sinh linh Cham chết oan. Từ thời Việt minh sang tận “Giải phóng” 30-4 [chuyện đã kể rồi, không nhắc lại]. Cham đã câm lặng chịu đựng. Ông thầy kính yêu của tôi hứa với lòng, sẽ viết ra thành văn bản cho con cháu.

Để làm gì, tôi hỏi. Mình ấm ức, con cháu mình tiếp tục ấm ức, mối thù mãi chất chứa sâu kín, để làm gì cơ chớ? Tại sao không kể ngay bây giờ? Biết, để giải sân hận, không hay hơn sao?!

Ông nội tôi [cha của mẹ] chết oan bởi cây búa Việt minh. Hai đứa con quan Huyện nổi tiếng bị giết. Hai sinh viên Cham vô tội, cùng năm là sáu chức sắc Cham [có công] chịu chung số phận. Rồi chú út [em của cha], rồi người anh họ. Vân vân.

Tại sao không kể NGAY BÂY GIỜ, để giải tỏa uất ức, để chỉ mặt kẻ gây oán.

 

Tôi nghe tin, tìm hiểu rõ thêm, và viết. Làm thế, được ba cái lợi:

Gia đình người bị giết oan, hiểu, và phần nào giải tỏa nỗi niềm.

Vài tên tuổi kẻ gây tội được điểm danh chính xác. Chính quyền địa phương biết, gia đình người bị oan hiểu, và để họ được yên [không trả thù], riêng lương tâm họ bị cắn rứt.

Cuối cùng, thế hệ Cham hiểu, để làm bài học kinh nghiệm.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *