[thay câu trả lời cho Nghiêm Chahya, và…: Đâu là nền tảng lí thuyết Tôn giáo Ahiêr Awal, và hoi: Tín đồ hai bên có chấp nhận “gộp”?]
Từ quan sát thực tiễn, ta tìm ra manh mối SỰ CHUNG NHẤT trong sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của cộng đồng Cham Ahiêr và Awal. Qua đó “chính danh” sự thể. Còn câu chuyện diễn biến tới đâu còn tùy Bà Trời…
Bốn yếu tố chính:
- Giáo chủ
Cham Ahiêr Awal có chung giáo chủ: Pô Rômê.
- Giáo luật và sinh hoạt tôn giáo
– Cham Ahiêr Awal thờ phụng thần Yāng chung: Từ “thượng đế”, “thánh” như Awlwah, Shiva, Mohammed, cho đến các vị vua, tướng có công với đất nước, dân tộc được thần hóa: Pô Inư Nưgar, Pô Klōng Girai, Pô Rômê; từ thần làng như Pô Riyāk, Pô Klōng Kachat cho chí cúng ông bà tổ tiên hai bên đều hệt nhau.
– Lễ đầu năm Rija Nưgar, cả hai cộng đồng tôn giáo tín ngưỡng này đều hành lễ như nhau.
– Nhiều lễ lớn khu vực hai bên Halau janưng Ahiêr Awal cùng phối hợp thực hiện: Pakap Halau Krōng, Palau Paxah…
– Cham Ahiêr đội lễ đi Thāng Mưgīk tháng Ramưwān, còn sau lễ đầu năm Rija Nưgar bộ phận cộng đồng này còn mời Pô Acār về nhà cúng dê mới có thể làm các lễ khác…
– Cham Awal lên tháp cúng tế như là của mình.
- Nền tảng “triết học”
Cham Ahiêr Awal có chung suy nghĩ: Bên Đực bên Cái, Tano/ Binai. Awal là Cái/ Nữ, Ahiêr là Đực/ Nam không thể tách rời. Rất nhiều chi tiết đời sống ngày thường thể hiện tinh thần triết học này.
Tục ngữ: Xa-ai Cham adei Bini: Anh Cham Bà-la-môn, em Cham Bà-ni.
- Giáo lí Agal
Duy nhất đây là sự khác biệt. Nhưng một tôn giáo có 2, thậm chí 3 giáo lí không độc đáo sao?
Cham Ahiêr có Agal Ahiêr
Cham Awal có kinh Awal
Riêng hệ phái giữa: Mưdôn, Kadhar còn có bài kinh kệ riêng của mình nữa!