VỀ CHỦ NGHĨA AO LÀNG.02- THƠ & ĐỀ TÀI

[Châm ngôn hậu hiện đại: “Think globally, act locally”]

Nhớ, khi tôi cho ra tập thơ Sinh Nhật Cây Xương Rồng (1997) ngay sau Tháp Nắng (1996) đoạt Giải Hội Nhà văn Việt Nam, yut tanhrao Dao Luu Van trêu tôi: Sara ăn hiếp mỗi xương rồng với tháp Chàm.
Nghĩa là đề tài thơ tôi chỉ quanh đi quẩn lại mấy nỗi ấy, không gì khác, không gì hơn. Đúng, ở bề mặt là vậy. Với các sáng tác thời kì đầu của tôi, cũng đúng luôn. Dẫu sao ở nơi ấy, thơ Inrasara đâu phải mỗi xương rồng với tháp Chàm mà đè ra hiếp!
Tạm vin vào bảng kê khai của các sĩ tử làm luận văn.

1. Về quê hương dân tộc, qua hình ảnh tháp Chàm, Apsara, cây xương rồng, đồi cát quê hương, Inrasara suy tư về mình, về thân phận dân tộc và văn hóa, ngôn ngữ dân tộc, về đời sống kham khổ của người quê hương với cha, mẹ, anh em, vợ con…
Là những gì diễn ra ở Tháp Nắng, Sinh Nhật Cây Xương Rồng, Hành Hương Em và Lễ Tẩy Trần Tháng Tư.
Sang Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài tân hình thức, tôi chuyên tâm kể chuyện người đời thường Cham, qua đó làm cuộc đối thoại với thời gian, suy nghiệm về tình yêu, chiến tranh, phận người.

2. Nếu dừng ở đó thì chưa đủ, chưa tới. Dừng lại, thơ Inrasara dẫu có “ha[y]” tới đâu vẫn cứ là thứ thơ ao làng. Cho dù – như thiên hạ nói: Đi hết dân tộc, bạn sẽ gặp thế giới. Nhưng nếu nhà thơ chưa thể hiện sự thể kia, thì người đọc biết đâu là “thế giới” ông Inrasara là lần!
Ở Nơi Ấy [thơ thời cuộc] 2008-2012 là chuyện ngoài thế giới. Không gian thơ trải dài từ Afghanistan, Mianma, cho đến Australia, Tây Tạng, Iraq… Từ chiến tranh, tự thiêu và khủng bố đến đối xử phân biệt người nữ làm nghệ thuật, thế hệ thổ dân bị đánh cắp, tự do bị đe dọa, internet và tường lửa, vân vân được soi chiếu qua thủ pháp hậu hiện đại.
Bốn năm sau, qua Và Sống Sót, Và Kêu Từ Cái Chết Lạ (2016), tôi quay trở lại Việt Nam. Trong đó đầy tràn thời cuộc sôi động và nóng bỏng của Việt Nam. Như nó đang là thế…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *