ADEI BAIC XAP CHAM Em học tiếng Cham. Kadha 17. AKHAR TAPUK CHỮ, KIẾN THỨC

Akhar: chữ; kiến thức
Akhar tapuk: sách vở; kiến thức
Akhar di hayap: chữ trên bi kí
Akhar rik: chữ cổ, chữ hoa
Akhar tôr: chữ treo (viết tắt)
Akhar galimưng: chữ con nhện (viết tháu)
Akhar yôk: chữ viết thay dấu âm bằng chữ cái
Akhar thrah: chữ thông dụng
Akhar tapang: chữ [sách] gốc
Akhar tadūk ciêt: chữ [sách] đáy ciêt, sách cổ thuộc dạng quý hiếm
Akhar Bini: chữ Ả Rập người Cham Ba-ni dùng chép kinh

Panôic yao: tục ngữ
Panôic yao: dịch sát nghĩa là “lời” (người) “xưa”, “lời” (được truyền từ) “xa xưa”. Mưng yao mưng tik: từ xa xưa; Doh yao: hát xưa

Panôic pađit hay Kadha pađit: ca dao
Panôic pađit: nghĩa đen là “lời” hay “câu” (được dân gian) “đặt”, “định”
– pađit: ngoài nghĩa “đặt”, “định”, còn có nghĩa là “dẫn”, “dẫn chứng”. Người Cham nói: Ông taha nan đôm pôic tariêng di pađit bouh kadha: Ông già ấy nói hay dẫn châm ngôn.
Trong câu nói, ta nhận thấy pađit được dùng như một động từ (verbe), hay một tính động từ (participe) như ở từ ghép panôic pađit.
Panôic ar bingu: Thơ ẩn ngữ

Boh kadha: thành ngữ
Mặc dù trong cụm từ pađit boh kadha (dẫn tục ngữ, châm ngôn, …) boh kadha được hiểu tổng quát là châm ngôn, tục ngữ hay cách ngôn…, nhưng một cách tinh nghĩa, nó phải được hiểu như là ngữ có sẵn “một tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái – cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hằng ngày”. Nó tương ứng với thuật ngữ “thành ngữ” bên tiếng Việt.

Dalikāl: truyện cố
Panôic pađao: câu đố
Doh pađao: hát đố
Doh rathung sai: hát giao duyên (giã gạo)
Doh dam dara: hát giao duyên (nói chung)
Doh pasa: hát đối đáp
Kadha rineh doh: đồng dao
Kadha parān doh: dân ca
Doh Kadhar: hát điệu Ông Kadhar
Doh Mưdôn: hát điệu Ông Mưđôn
Doh tơi lơi: một kiểu hát dân gian [trong tác phẩm cùng tên]
Pôic jāl: hát vãi chài
Hari ariya: ngâm thơ
Pôic ariya: đọc thơ

Ampam: giai thoại
Không nên dịch là “sự tích” (M), vì Ampam chỉ mang ý nghĩa một câu chuyện ngắn hay về một nhân vật, một mảnh đời đầy ý nghĩa của nhân vật đó.

Damnưy (hay damưnưy): truyền thuyết.
Không nên dịch là “tiểu sử” (M), vì tiểu sử mang tính chính xác về lịch sử của một nhân vật, trong khi damnưy Cham phần nhiều chỉ là những hư cấu nghệ thuật xung quanh tiểu sử kia. Damnưy về cei, pô, bia (vua, tướng, hoàng hậu) được thi hóa và được hát trong các lễ rija do Ông Mưdôn làm chủ lễ. Ta dịch các damnưy này là “bài ca lịch sử”, hay tụng ca.

Akayêt: sử thi hay tráng ca. Người Cham chỉ kể ba tác phẩm bằng thơ: Dêwa Mưnô, Inra Patra, Um Mưrup, và hai bằng văn xuôi Pram Mưdit Pram Mưlak, Inra Sri Bikan là akayêt.

Ariya: Thể thơ ariya Cham [tương đương lục bát Việt]
Tạm dùng cụm từ lục bát Cham để chỉ thể thơ ariya Cham. Ariya có các nghĩa:
– Trường ca: Ariya Cam – Bini (Trường ca Chăm – Bàni).
– Thơ: Tha kadha ariya (một bài thơ).
– Thể thơ: Cwak tui ariya: làm theo thể thơ.
Poh Catôi: sấm ngôn
– Poh catôi: thể thơ như ariya nhưng mỗi cặp tách biệt

+ Kabbôn: tác phẩm, tập sách. Kabbôn Muk Thruh Palei: Sách Bà Tổ Quê hương.
– Tapuk: sách (nói chung). Pawah tapuk: chép sách
– Kariya: tác phẩm
– Akhar mưlang: văn chương
– Phun: bài
– Danak: bài tụng
– Tharak: chương
– Binah: trang
– Agal: kinh
– Agal baic: kinh tụng
– Ariya Pato Adat: gia huấn ca
– Xakarai: triết lí
– Xakawi: lịch pháp
– Xagkarai: lịch sử
– Dak rai: biên niên sử

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *