[& đố vui]
Gru: thầy, sư; trí thức
Pô gru: Bậc cao nhất trong giáo phẩm Cham Awal
Gru jru: thầy thuốc
Gru urāng, Gru kalơng: thầy pháp [nói chung]
Nai gru: cô
MƯ+gru: học; nghiên cứu
Xeh: trò, đồ đệ
Anük xeh: học trò, học sinh
Baic: học; đọc, tụng
Ginôr baic: nhà thông thái
Pô baic: phó Cả [thuộc giáo phẩm Cham Ahiêr]
Baic đom: thuộc lòng
Baic mưthram: học tập
Nao baic: đi học
Baic agal: đọc kinh
PA+baic: cho đọc; giảng dạy
Thram: tập
MƯ+thram: tập, luyện
PA+thram: cho tập, luyện
*
Gru pato xeh kanal: Thầy dạy trò nhớ
Mưgru akhar thram katih: Học chữ tập toán
*
Adei baic xap Cam – em học tiếng Cham. GIẢI ĐÁP ĐỐ VUI
Câu tục ngữ: GANG DI GRU JIƠNG KRA JIƠNG HWA
Nghĩa đen:
Gang di: cãi lại; Gru: thầy; Jiơng: thành; Kra: khỉ; [Kra] hwa [hawa]: vượn.
Đưa ra “đố vui”, tôi gợi ý các bạn suy nghĩ theo hướng ngữ pháp, vậy mà chưa có ai đưa ra lời giải đáp.
Câu tiếng Việt thường mang ra làm điển hình [tiên tiến], là:
TRÂU CÀY KHÔNG ĐƯỢC THỊT
được hiểu theo 2 nghĩa chỉ qua cái dấu phẩy [,]:
– Trâu cày, không được [làm] thịt.
– Trâu cày không được, [thì làm] thịt.
Ở đây cũng vậy, tục ngữ: GANG DI GRU JIƠNG KRA JIƠNG HWA
Có thể hiểu theo 2 nghĩa:
– Gang di gru, jiơng kra jiơng hwa: [ai] Cãi lại thầy thì thành [loài] khỉ thành [loài] vượn
(Gang di được hiểu như là cưỡng lại lời thầy, là loại người đáng vứt đi). Đây là cách hiểu trong Từ điển Moussay.
– Gang di gru jiơng, kra jiơng hwa: [ai] Cãi lại thầy được [nổi], thì [loài] khỉ sẽ biến thành [loài] vượn.
(Bậc thầy thì rất khó mà cãi lại, cãi nổi chỉ có nước khỉ thành vượn – nghĩa là không thể). Câu trên vẫn có thể hiểu như thế.
Một câu có 2 cách hiểu, vấn đề là cái DẤU PHẨY được đặt ở đâu.
*
Bạn Lân Thông Thanh đã có dẫn chứng từ Ariya Po Riyak rất cần thiết, Karun!
Gang di gru jieng kra jieng hawa
Halei sunuw saong kadha, gru haruei wek abih.
Kayua seh praong hatai crih di crih
Tung tian khik ô hacih, gruk ngak haruk haram.