ĐI TÌM BẢN TRƯỜNG CA BỎ HOANG

[Tặng Linh Dang, Amuchandra Luu, Jaka Năng Tuệ Phú & Hienquy Ba, Duong Nguyen: 2 bạn có câu hỏi, và đây một phản hồi như là lời từ biệt]
1. 17 thế kỉ, ông bà Cham đã góp
+ 2 thứ cho Việt Nam:
Thứ nhất, nền Hải sử bổ khuyết cho lịch sử Việt Nam, và Văn hóa Biển làm đầy văn hóa đa dân tộc Việt Nam.
Thứ hai rõ nhất, là tháp Chàm với 7 phong cách lớn – niềm hãnh diện cho cả Việt Nam.
+ Và 1 cho nhân loại: Đạo Ahiêr-Awal, là độc nhất vô nhị của loài người.
2. Tại sao “Đạo Ahiêr-Awal”?
Islam nhập địa Champa, lớn mạnh, và xung đột với vương quốc Ấn Độ giáo [thi sĩ Dang Thuong Nguyen chắc hiểu rõ nỗi này]. Sau 3 thế kỉ xung đột [thể hiện lồ lộ trong văn chương dù lịch sử Champa không ghi], vị anh quân Pô Rômê đã:
HÓA GIẢI Islam thành Bà-ni,
HÒA GIẢI Bà-ni với Ấn Độ giáo thành “Đạo Ahiêr-Awal”
Để làm nên một cặp đôi chỉnh thể toàn diện: Đực Cái, Nam Nữ.
CHỈ CÓ CHAM LÀM ĐƯỢC CÔNG CUỘC NÀY.
Tiếc là khi đại cuộc thành, Champa đã suy yếu [giữa tk XVII], rồi bị diệt vong không lâu sau đó. Champa trả giá bằng chính sinh mệnh của mình.
Câu chuyện là bài học cho nhân loại hôm nay: Hai tôn giáo lớn không đội trời chung [Ấn Độ giáo & Islam mà vụ Pakistan là điển hình], hai ý thức hệ vốn là tử thù vẫn có thể sống khỏe, sống vui song hành trong tình yêu thương và xây dựng.
Như Cham trong “Đạo Ahiêr-Awal”,
3. Câu chuyện Bini-Cham: Bản trường ca bỏ hoang
Câu chuyện Bini-Cham [hay Awal-Ahiêr] là câu chuyện đáng được kể nhất.
Buồn, là hiếm Cham thức nhận nó; tiếc nữa, là Cham chưa có nhà văn nói nó lên cho thế giới biết. Bằng phương tiện nghệ thuật càng chưa.
Hoàng tử Um Mưrup phá tan hoang tháp đền vua cha, tiêu diệt hàng vạn quân lính vua cha, rồi cười ngạo nghễ trên nỗi tan hoang và chết chóc đó [Sử thi Um Mưrup, tk XVII].
Chàng trai Bà-ni và cô gái Cham trải qua muôn vàn đau thương để cuối cùng cả hai tìm đến cái chết. Chàng trai đã sáng tác bản trường ca, rồi nhảy lên giàn lửa chết cùng người yêu, sau khi ném nó vào đám đông đến xem lễ thiêu người tình [Ariya Cham Bini, tk XVIII].
Nỗi PHÂN LI bi tráng ấy ngàn lần lớn hơn chia rẽ nào bất kì ở hôm nay. Đặt cạnh nó, vụ va quẹt của nhóm CPK với vài trí thức Cham mấy năm qua, là chuyện vụn chỉ có thể gây trầy sướt ngoài da, chả đáng bõ công suy nghĩ.
Tôi ý thức CÂU CHUYỆN từ rất sớm, nên đã từng quyết ném bỏ tất cả tư liệu văn học và ngôn ngữ thu thập được để ĐI TÌM [MỘT NỬA] BẢN TRƯỜNG CA BỎ HOANG, mà tôi tin nếu tìm được, vấn đề sẽ được giải quyết rốt ráo.
Nó mãi ám ảnh tôi, không dứt ra được.
“Đi tìm bản trường ca bỏ hoang” viết năm 2000, đã đăng báo như một truyện ngắn.
6 năm sau – 2006, nó xuất hiện lần nữa ở chương 2 tiểu thuyết Chân Dung Cát.
Mùa Hè cùng năm, “bản trường ca bỏ hoang” biến tướng thành kịch bản phim “Hồn Hoang” do Song Chi + Minh Ngọc và tôi cộng tác làm. Sự kiện HS-TS khiến nó dang dở.
4. Sai lầm của tôi là không dứt khoát. Cứ mãi còng lưng gánh nghiên cứu với trách nhiệm cộng đồng lắt nhắt. Như thể thứ lạc đà của Nietzsche ham chở nặng mà không chịu trút bỏ một lần cho tất cả.
Goethe: 3 yếu tố tạo nên kiệt tác:
– Dân tộc đó có điều lớn lao để nói với nhân loại;
– Có thiên tài để nói điều đó lên bằng một cấu trúc nghệ thuật;
– Và người đó làm việc ở thời kì sung sức nhất.
Tôi biết: Cham có điều lớn lao để nói; tôi biết: mình đủ tài năng; tôi biết: nói như thế nào. Chán thay, thời kì sung sức nhất của đời người, tôi lại phung phí vào nghiên cứu nhỏ con!
5. Vậy, làm gì?
– Thử lăn xả vào nó lần nữa, xem sao!
___________
Tham khảo
THỬ TÌM SINH LỘ CHO CHAM AHIÊR-AWAL khởi viết 15-2-2017, xong 10-4-2017. Chỉ như một gợi ý cho công tác nhân quần, và là chú thích tư liệu cho sáng tạo nghệ thuật. Sáng tạo phải là: ĐI TÌM BẢN TRƯỜNG CA BỎ HOANG.
Sau đây là 80 Stt đã đăng trên FB, và website Inrasara.com.
01. Thế nào là Ahiêr & Awal? [khái quát]
02. Thế nào là Halau janưng Ahiêr-Awal?
03. Ahiêr và Awal có phải là tôn giáo?
04. Nghĩ từ một Video clip
05. Giải quyết Tinh thần Tùy tiện Cham
06. Vấn đề tôn giáo mở
07. Palei mở, dân số tăng – làm gì?
08. Chuyện ngoại biên. Các bạn phê phán nhiều quá, chưởi cũng nhiều quá
09. Tanưh paywa Đất gửi của Cham Ahiêr
10. Xakawi, một trong hai thứ Cham cãi nhau hăng nhất
11. Chuyện ngoại biên. Bàn về nặng lời
12. Tinh thần Pangdurangga qua tâm linh Ahiêr-Awal
13. Pangdurangga ngàn năm đất nắng
14. Palei Pabblap Birau đi đầu phong trào cải cách
15. Tại sao Ông Glơng Anak không vượt biên?
16. Chuyện ngoại biên. Từ Khoa Học, Kinh Tế đến & Pô Yang Cham Ahiêr-Awal
17. Huyền nghĩa của Đất
18. Thái độ trí thức Cham hiện đại 01: Với Ahiêr-Awal
19. Thái độ trí thức Cham hiện đại 02: Tại sao sợ phê bình?
20. Thái độ trí thức Cham hiện đại 03: Với người ngoài
21. Chuyện ngoài lề mang nguy cơ đổ vỡ
22. Ngọn nến & Trang trắng cho Cham
23. Cải cách: Chakleng lần nữa lại đi đầu
24. Chuyện ngoại biên. Vẫn chưa là một hội thoại
25. Chuyện ngoại biên. Định kiến & Giải định kiến [phản động & khoe khoang]
26. Chuyện ngoại biên. Hiểu thì yêu hơn
27. Học gì từ tinh thần Hamu Tanran?
28. Không khóc ở Mỹ Sơn
29. Nền tảng của nền tảng [Khởi động – Thảo luận – Mục đích cuối cùng]
30. Chuyện ngoại vi. Học kinh nghiệm nào từ Chakleng? 01
31. Chuyện ngoại vi. Học kinh nghiệm nào từ Chakleng? 02
32. Câu hỏi chưa có lời đáp 01
33. Câu hỏi chưa có lời đáp 02
34. Chuyện ngoại biên. Nêu “nhất” và “đầu tiên”, tại sao?
35. Chuyện ngoại biên. Nông dân trí thức
36. Chuyện tắm rửa thi hài
37. Chuyện ngoại biên. Thái độ trí thức 04
38. Cham Ahiêr-Awal có kinh không?
39. Thái độ trí thức Cham 05. Trí thức Cham, làm thế nào để có thể… lớn?
40. Ma, vệ sinh & thời gian
41. Người Cham có thông minh không?
42. Làm Đam that, hiện đại hóa thế nào?
43. Cham hành hương đất Tháp có phải mua vé vào cổng?
44. 3 điểm độc đáo & lạ nhất trong văn hóa Cham
45. Thời gian cho Đám tang thế nào?
46. Tại sao người Cham Awal thờ phụng tháp?
47. Vấn đề Đất gửi Tanưh paywa của Cham Ahiêr
48. Tôi, “Sinh lộ cho Cham Ahiêr-Awal” &…
49. Bia kí Champa có mâu thuẫn?
50. Danōk baic cho Cham Ahiêr, tại sao không?
51. Còn không, người Cham Awal ở Campuchia?
52. Thái độ trí thức 06. Học gì từ tinh thần Gru Dương Kế – ô Klơng Thân [& cái TẦM nhìn của ô Châu Văn Mỗ]?
53. Xương trán, răng hay tóc?
54. Thái độ trí thức 07. Nguyễn Văn Tỷ, công & “tội”
55. Hệ thống chức sắc Halau Janưng tôn giáo tín ngưỡng Cham
56. Thái độ trí thức 08. Thế nào là tìm & hiểu?
57. Đối thoại vui [buồn] về Cham mua vé hành hương đất Tháp
58. Ngoại đề. Xin đừng lo cho tôi!
59. Rija Nưgar – độc đáo, khác biệt, nhưng vẫn rất Cham
60. Danōk Pô Inư Nưgar – có là câu chuyện cổ tích hiện đại?
Phụ bản: FB Amuchandra, Thư Sara gửi Chế Linh, Tin mới về Danōk Pô Inư Nưgar
61. Công trình Danōk Pô Inư Nưgar – Đâu là Ban Giám sát?
62. Thái độ trí thức 09. Vấn đề trí thức DTTS [hay Nhà báo Cham đang ở đâu?]
63. Thư giãn cuối tuần.
64. Dhan Than, Nhà Yogi Cham cuối cùng
65. Có liên quan gì giữa Phok Dhan Cơk và Mật tông Cham?
66. Biên độ trí thức
67. Lịch sử từ ngoại vi
68. Tìm KINH Ahiêr-Awal ở đâu?
69. Chúng ta có nên mặc cảm, có quyền ngạo mạn không?
70. Cáo lỗi về “Sơ kết một khủng hoảng”
71. Adhya, sự kiêu ngạo sang trọng
72. Làm sao láng giềng tôi toàn người đàn ông tuyệt chiêu thế?
73. Cham và Tháp, vài hiểu biết cơ bản
74. Tôi: may mắn & bất hạnh 1-3
75. Bà-la-môn & Phật, chùa & tháp
76. Hai “cư sĩ” Bà-la-môn & Thơ
77. Đâu là nền giáo dục truyền thống Cham? 1-2
78. Chiến & Chối từ cuộc chiến? 01-2
79. Trở lại vụ đốt nhang trong tháp
80. Cham giáo dục ở cấp độ cao như thế nào?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *