Trong tập Nhật kí Sibérie, Ernst Dwinger có nói tới vị trung úy người Đức kia, vốn bị cầm tù suốt bao năm trong một trại đồn xa xôi cơ hàn heo hút, chàng đã dùng những mảnh gỗ nhỏ ghép lại, làm nên một chiếc dương cầm lặng lẽ. Và tại nơi kia, giữa cảnh ngổn ngang thống khổ khốn cùng, giữa đám người ồn ào rách rưới, chàng trung úy đã sáng tác một bản nhạc dị thường, chỉ một mình chàng nghe thấy. Và cũng vậy, chúng ta ngày nay bị xô chìm trong địa ngục, chúng ta vẫn nghe thấy những âm điệu huyền bí và những hình ảnh điêu linh nào của Diễm Kiều lưu ly phiêu bồng xa hút… vẫn mãi mãi sẽ còn mang lại cho chúng ta, vào tận giữa những điên cuồng tội ác, chút dư vang của giai âm hoằng nhập dâng triều, làm chứng cho tinh thần hùng đại của con người dọc suốt bao thế kỷ.
(Bùi Giáng dịch, in trong Ngộ nhận của Albert Camus)
“Ernst Dwinger, dans son Journal de Sibérie, parle de ce lieutenant allemand qui, prisonnier depuis des années dans un camp où régnaient le froid et la faim, s’était construit, avec des touches de bois, un piano silencieux. Là, dans l’entassement de la misère, au milieu d’une cohue en haillons, il composait une étrange musique qu’il était seul à entendre. Ainsi, jetés dans l’enfer, de mystérieuses mélodies et les images cruelles de la beauté enfuie nous apporterait toujours, au milieu du crime et de la folie, l’écho de cette insurrection harmonieuse qui témoigne au long des siècles pour la grandeur humaine” (Albert Camus, L’homme révolté, Gallimard, Paris, France, 1961, p. 340-341).