Truyện kể rằng, vào năm 1440 vua nước Jek mang quân đến đánh chiếm nước Chăm, đặt nền cai trị cho đến 37 năm sau người Chăm mới có vua trở lại. Vua nước Jek bắt Po Sah Inâ mang về làm thê thiếp, sinh được một người con trai tên là Lê An dưới triều đại Lê Nhân Tông. Po Sah Inâ có một người em trai tên là Kathit và hai người cháu tên là Kabrah và Kabih.
Người em trai Kathit lên làm vua vào năm 1445. Lúc Po Sah Inâ bị vua Jek bắt đi, thì hai người cháu chạy trốn vào vùng Pacam sinh sống ở làng người Raglai, cải trang thành người Raglai. Hàng này, đi làm ruộng để mưu sinh. Hơn 67 năm người Chăm không có người kế vị ngai vàng để cai trị đất nước, đi tìm tung tích gia đình hoàng gia khắp nơi cũng không thấy.
Các quan lại bàn bạc với nhau, truyền thánh chỉ đến các dân làng người Churu, Raglai, Kaho, Chăm với nội dung: Tất cả, những trẻ em, thanh niên, trai làng từ 10-40 tuổi đủ ngày tháng phải đến làng đăng ký danh sách thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, các quan bàn với nhau, mang da con bò rừng treo ở cổng làng. Tại cổng phân công hai lính giám sát người ra vào cổng. Nếu ai đến cổng thấy da con bò rừng mà đi vào thì hãy để họ bước vào, còn ai đến mà không bước vào thì hãy giữ lại. Nhưng, đừng có làm hại gì họ. Đến lượt Po Kabrah, Po Kabih đi qua thấy có da bò rừng treo ở cổng nên quay đầu lại không bước vào. Thấy vậy, lính gác cổng dẫn đến trình quan.
Quan xét hỏi, da bò rừng treo ở cổng ai ai cũng đi qua, tại sao hai anh không đi qua ? Hãy thành thật khai báo cho rõ ràng. Po Kabrah trả lời, lý do tôi không đi qua được vì tổ tiên chúng tôi có dặn: Con bò rừng và con bò nhà là cùng dòng giống. Khi qua đời làm lễ hoả táng nhờ con bò dẫn đường đi qua con sông để đến với tổ tiên. Đó là nguyên nhân mà anh em chúng tôi không chui qua cổng được. Ngày xưa, cha mẹ chúng tôi cũng làm chức sắc. Vừa nói anh em Po Kabrah vừa ứa nước mắt. Hai anh em chúng tôi phải mang khố giống như người Raglai để nguỵ trang. Trước đây, thân sinh của chúng tôi từng làm vua ở vùng Buih thuộc kinh đô Panrang trị vì được 28 năm.
Khi quân Jek đến xâm chiếm bắt luôn người bác của chúng tôi đi. Cho nên, hai em chúng tôi phải chạy trốn ở làng Raglai cho đến tận hôm nay. Các quan lại khi nghe anh em Po Kabrah trình bày xong, họ đồng loạt đứng dậy khoanh tay kính chào. Chúng tôi thấy tình trạng đất nước không có vua nên mới nghĩ ra cái trò này để tìm nhà vua thôi. Bây giờ đã tìm thấy rồi, xin ngài hãy lên ngôi vương để trị vì đất nước. Po Kabrah đáp lại, các đại thần đã tin tưởng vào hai anh em chúng tôi và mong muốn tôn tôi lên làm vua. Nhưng với điều kiện là bằng cách nào mang người bác gái của chúng tôi ở nước Jek về an toàn thì tôi mới nhận ngai vàng.
Các quan đại thần bàn bạc với nhau tìm những quân tinh nhuệ và mưu lược đi mời Po Sah Inâ về. Cuối cùng, đi tới thống nhất cử ba người sử dụng thuyền đi theo đường thuỷ đến nước Jek. Khi, đặt chân tới nước Jek, cử hai người thâm nhập và rò la tin tức biết rằng vua nước Jek đang đi sứ ở Trung Quốc. Thế là, hai người giả trang người câm điếc đến chơi ở bến nước. Ai hỏi gì cũng giả vờ câm, không trả lời gì. Rồi, thấy hai nô tì của Po Sah Inâ đi lấy nước. Biết chắc là nô tì của Po Sah Inâ hai người làm phép khiến cho cái bình nước trở nên nặng bất thường, không nhắc lên nổi.
Thế là, người nô tì mở lời nhờ hai người khách lạ bưng bình nước lên đầu dùm. Vừa nâng bình nước lên, hai người lén bỏ chiếc nhẫn do Po Kabrah trao để làm ám hiệu vào trong bình nước của người nô tì. Khi Po Sah Inâ đổ nước ra tắm thấy chiếc nhẫn Mata ở trong bình nước, cầm chiếc nhẫn trên tay xem, thấy rất giống với chiếc nhẫn của vua cha Paracan thường hay đeo lúc trị vì. Po Sah Inâ suy nghĩ trong lòng gọi người nô tì đến hỏi chuyện. Các nô tì thưa rằng, trong lúc đi đội nước có thấy hai người lạ bị câm ở chỗ lấy nước.
Po Sah Inâ trăn trở, khi trời vừa tối liền sai người nô tì đi mời hai vị khách đến để xem mặt. Hai người khách đi vào cung, Po Sah Inâ tra hỏi, nhà người là ai tại sao dám đến đây ? Các người đến từ đâu ? Hai người đáp lại: Xin tâu hoàng hậu, chúng thần đến từ Nosriwan của kinh đô Prang Danrang. Po Kabih cùng với các quan đại thần cử chúng thần đến đón công chúa về mẫu quốc. Lúc này, đất nước không có người lãnh đạo, Po Kabrah và Po Kabih bảo rằng phải đón cho được công chúa về thì họ mới đồng ý ngự trị ngai vàng. Nghe những lời tha thiết đó, Po Sah Inâ không cầm được nước mắt. Po Sah Inâ nói, ta bằng lòng về nhưng đi về bằng cách nào ? Hai người đáp lại, chúng thần đã chuẩn bị xong thuyền, xin ngài hãy đi luôn vào tối ngày hôm nay. Nửa đêm họ cùng nhau trốn về lại cố quốc, bác gặp lại cháu, cháu mừng đón, bác vui mừng.
Sau đó, bàn bạc với nhau hướng dẫn người dân xây thành, đắp luỹ cho thật cao, gài chong, lập hàng rào để chặn đánh quân Jek. Khi vua nước Jek từ Trung Quốc trở về nước không thấy Po Sah Inâ. Các nô tì trình báo lại, có hai người lạ mặt đến bắt cóc hoàng hậu đi rồi. Biết chuyện, vua Jek rất tức giận, liền mang quân chạy theo tiến vào nước Chăm để gây chiến với người Chăm. Nhưng, quân Jek không đánh lại với Po Sah Inâ cho quân rút lui.
Vua Jek lập mưu kế, dẫn theo một đứa bé trai đến trước cổng thành. Người gác cổng vào bẩm báo có một ông già và một đứa trẻ đang xin ăn ở ngoài thành. Họ bảo rằng, đứa bé này là con vua Jek mẹ là người Chăm. Bây giờ cha nó giận nên đuổi nó về tìm mẹ. Po Sah Inâ nghe xong, cho dẫn đứa bé vào xem mặt. Po Sah Inâ nhận ra đúng là con của mình nên cho ở lại. Còn ông già thì cho trở về nước.
Về sau, vua Jek tiếp tục mang quân đến đánh phá, gây chiến. Po Sah Inâ cho ngăn đập, lập chiến hào, mở tuyến đường thuỷ từ thượng nguồn dẫn nước xuống làm cây cầu qua lại bắt ngang sông. Quân Jek qua sông, quân lính của Po Sah Inâ mở chốt, chặt cây cầu đứt làm hai, làm cho quân Jek rớt xuống sông chết đuối rất nhiều. Po Sah Inâ đánh cho quân Jek chạy tan nát. Sau đó, Po Sah Inâ bỏ chiến luỹ đến sinh sống ở vùng đất Pajai. Ở đây, Po Sah Inâ kết duyên với Po Haniimper thành vợ chồng.
Po Haniimper có người em tên là Po Klaong Baruw là con cháu của vua Nosiwan. Po Haniimper có việc đi Huế, Po Sah Inâ ở nhà dệt vải. Trước khi đi, hai vợ chồng có nói chuyện với nhau. Anh đi trong vòng 3 tháng, hễ nghe 3 phát súng ở ngoài bến cảng thì hãy ra đón anh nhé. Những lời nói đó, tình cờ Po Klaong Baruw nghe được lúc người anh nói chuyện với chị dâu. Nhưng, khoảng chừng tròn hai tháng, Po Klaong Baruw bắn 3 phát súng, Po Sah Inâ vui mừng nghĩ rằng người chồng đã về nên mở cửa chạy ra đón. Nhưng, chỉ thấy Po Klaong Baruw rồi xấu hổ trong lòng, vội vàng chạy trở về nhà đóng kín cửa. Đúng 3 tháng sau, Po Haniimper về bắn 3 phát súng. Po Sah Inâ xấu hổ, giận người em rể mà quen luôn lời hẹn ra đón chồng. Po Haniimper nghĩ trong lòng vợ mình đã thay lòng đổi dạ rồi. Cho nên, chẳng thấy đến đón nữa.
Thế rồi, Po Haniimper buồn lòng, đi về thẳng hướng núi ở làng Parok vùng Pacam và ở tạm tại nhà Bia Hangua. Cứ ba ngày, theo người Churu, Raglai đi săn ở vùng rừng Parabha Ralaow. Về sau, Po Sah Inâ nghĩ lại, người chồng ở xa trở về mà mình không ra đón nên rất ấy nấy trong lòng. Rồi, cho người đi săn bắt được một con vít biển. Sau đó, rắc nước để giữ độ ẩm cho con vít, mang theo một con dao nữa cho người khiêng đi xin lỗi với chồng. Đi được nửa đường, đến con suối dừng lại cho con vít uống nước. Con vít bị chết tại đó nên ngày nay người ta gọi là suối Đú. Còn chỗ con suối bị sạc lỡ người ta gọi là Ram Palah. Con dao cũng bỏ quên ở đó luôn. Po Sah Inâ đến gặp Po Haniimper tại bìa rừng Parabha Ralaow, ngủ vùi trên bắp đùi chồng lúc nào cũng không hay do quá mệt mỏi. Đang lúc người vợ ngủ say, Po Haniimper nhẹ nhàng nâng đầu vợ đặt ngủ dưới đất. Rồi, lặng lẽ đi về hướng núi, nơi có Bia Hangua, Bia Pakong đang đợi. Sau đó, lấy dây thừng bện bằng da bò rừng treo ở cổng hàng rào. Po Sah Inâ thức dậy, bàng hoàng biết rằng người chồng đã giận hờn thật sự và cạn tình rồi. Nhưng, trong lòng Po Sah Inâ vẫn còn vấn vương, yêu chồng. Nên, tìm đến nhà của Bia Hangua để gặp chồng, đến nơi thì thấy da bò rừng treo lơ lửng trước cổng rào. Po Sah Inâ không thể vào trong nhà được. Po Sah Inâ buồn lòng và hận tình. Nàng hoá phép làm cho cây khoai lang nhà Bia Hangua bị hư hết không còn ăn được, lấy cây gậy thần làm phép cho khoai lang nằm sâu trong lòng đất không cho ai đào khoai được. Khoai lang ăn sẽ bị độc, lấy cây gai xương rồng bỏ vào khoai bột. Rồi, xuống thuyền dựng lều sống trên hòn đảo. Po Haniimper có tên gọi khác là Po Harum sống trên núi.
Po Haniimper lấy Bia Hangua làm vợ. Bia Kambah, Bia Kambit cũng sống ở trên núi. Po Sah Inâ là người Chăm, còn Po Haniimper là người Islam khác tôn giáo nên ở với nhau không hài hoà. Còn Po Klaong Baruw thấy chị dâu là người Chăm Bà la môn giáo, còn anh mình là người theo đạo Bà Ni nên không muốn hai người lấy nhau. Nhưng, anh chẳng chịu nghe lời khuyên răn, để rồi cuối cùng phải chia cách. Po Bia Dhar Mata Taih vợ của Po Klaong Baruw ở Maradi thuộc làng Bami biết được chuyện. Vì, sự trêu đùa của Po Klaong Baruw mà vợ chồng Po Sah Inâ phải chia lìa nhau.
Po Sah Inâ cũng dành cho Po Bia Dhar Mâh Pataih một chỗ ở trên hòn đảo ở giữa biển, xây tháp ở trên đó. Po Klaong Baruw đêm quân đến chặt cây tre, làm cây cầu để đi thăm Bia Dhar Thah Pataih ở ngoài khơi. Po Klaong Baruw đi qua lại được khoảng 56 năm thì cây cầu treo bị đổ sập. Từ đó, hai vợ chồng Po Klaong Baruw chẳng gặp nhau được nữa. Po Klaong Baruw dựng Kut ở vùng Mardi nhìn vào biển cả. Còn Po Dhar Mâh Pataih ở trên đảo giữa biển khơi. Về sau, trong dân gian gọi tên là Thiên Y. Còn Po Klaong Baruw thì dân gian gọi là Ong Yang Tuw./.
Chú thích:
1. Con vít biển: Tiếng Chăm gọi là anâk nduk. Một số người Kinh sống ven biển cũng gọi là con đú.
2. Da con bò rừng: Tiếng Chăm gọi là brak gruk.
3. Vợ của Po Klaong Baruw trong văn bản ghi thành nhiều tên khác nhau: Po Dhar Mâh Pataih, Bia Dhar Thah Pataih, Po Bia Dhar Mata Taih. Chúng tôi, giữ nguyên theo đúng văn bản tiếng Chăm.
4. Thiên Y: Viết đúng là Thiên Y Ana. Tức là Po Inâ Nâgar của người Chăm.