[dịch từ nguyên bản tiếng Cham]
Ngày xưa, có hai vợ chồng người Chăm đã chung sống với nhau nhiều năm. Nhưng, vẫn không có con cái. Hàng ngày, hai ông bà đi làm rẫy ở núi Galeng thuộc kinh đô Aia Trang. Trên vùng đó, bây giờ người Kinh gọi là làng Đại An. Hai vợ chồng mưu sinh bằng nghề trồng dưa hấu. Đến mùa dưa hấu chín, mỗi sáng đi thăm vườn dưa hai ông bà lão đều thấy trái dưa bị hái trộm rơi rớt khắp nơi. Những vết chân người còn in đậm trong đám rẫy dưa. Nhưng, giữa chốn hoang mạc của rẫy dưa đâu thấy bóng dáng con người lai vãng qua lại.
Một hôm, hai ông bà bàn bạc với nhau canh chừng thử xem ai là thủ phạm ăn trộm dưa hấu. Vào một đêm trăng rằm, ánh trăng tròn, bầu trời sáng trưng như ban ngày, thấy xuất hiện một thiếu nữ từ mặt trăng giáng trần vào đám rẫy. Cô thiếu nữ ước chừng 12 tuổi ăn mặc như nàng tiên. Cô gái lựa tìm những trái dưa chín hái ăn. Hai ông bà lão trồng dưa thấy vui mừng, phấn khởi, bước đi nhẹ nhàng về phía cô gái rồi ôm chầm bắt được mang về làm con nuôi.
Ông bà lão trồng dưa rất yêu thương cô gái như con ruột. Sinh sống với ông bà lão được khoảng 3 năm. Ở kinh đô Kauthara – thành phố Nha Trang ngày nay bị bão nước biển dâng lên, cô gái chơi đùa, mỗi ngày lấy đá, gạch xếp chồng đều nhau chơi trò xây tháp. Ông bà khuyên đừng chơi trò đó nữa vì sợ phạm thượng nhưng cô gái không nghe lời. Ông bà mắng nặng lời cô gái giận hờn bỏ nhà đi. Cô gái đi dọc theo ven biển, thấy sóng đang đánh nhấp nhô nổi lên một khúc gỗ trầm hương trôi dạt vào bờ. Cô gái leo lên khúc gỗ trầm hương trôi đi tận nước Trung Hoa. Người dân thấy khúc gỗ kì lạ, kéo nhau tới 300-400 người khiêng lên bờ nhưng nhắc lên không nỗi. Sự việc lạ thường đó, hoàng tử Trung Hoa nghe được. Hoàng tử ra ngoài xem thử như thế nào. Hoàng tử thấy khúc gỗ trầm nhỏ bé mà hàng trăm người không khiêng lên được. Hoàng tử bước xuống đưa tay nhắc lên nhẹ như chiếc lá lúa. Sau đó, mang về nhà để ở trong cung điện một cách trang trọng.
Kể từ hôm đó, hoàng tử cảm thấy trong người khó chịu, ăn không ngon, ngủ không được. Vua cha cho ngự y khám vẫn không chữa trị khỏi bệnh. Gọi thầy bói đến xem vận mệnh của hoàng tử. Thầy bói phán xét rằng, nhà vua sắp có nàng dâu mới. Đêm đêm nghe tiếng hát phát ra khiến cho hoàng tử cứ trần trọc. Một đêm nọ, hoàng tử giả vờ ngủ lắng nghe và theo dõi tiếng hát phát ra từ đâu. Rồi bước nhẹ tiến gần ôm chặt cô gái. Hai người tâm tình với nhau thắm thiết. Hoàng tử dẫn cô gái đến trình diện vua cha, xin được cưới làm vợ. Nhà vua thấy cô gái xinh đẹp và lanh lợi đồng ý cho hoàng tử cưới cô gái làm vợ.
Hai người thành vợ nên chồng, chung sống với nhau khoảng 3-4 năm, sinh được hai người con. Người con trai tên là Trí, còn bé gái tên là Quý. Trong lúc, người chồng xuất cung vắng nhà dài ngày. Po Ina Nagar cảm thấy nhớ về quê hương, nhớ về người cha mẹ nuôi. Nên, mang khúc gỗ trầm hương thả xuống biển, dẫn theo hai người con trở về ngôi nhà xưa ở trên núi Galeng. Nhưng, cha mẹ nuôi không còn nữa. Po Ina Nagar cùng với hai người con, quyết định ở lại, làm nghề trồng dưa hấu sinh sống như trước đây. Xây tháp ở làng Đại An để thờ phượng cha mẹ nuôi. Lúc đó, người Chăm còn nghèo nàn và lạc hậu chưa biết cách làm ăn buôn bán.
Đầu tiên, Po Ina Nagar dạy người Chăm về cách làm ăn, sinh sống, làm ruộng, dệt vải, khai sáng văn minh. Khoảng chừng 12 năm sau, đời sống kinh tế-xã hội ngày càng phát triển, dân làng vui mừng phấn khởi. Rồi, bà huy động dân làng xây tháp, khắc chữ lưu danh công đức để người đời sau ở kinh đô Aia Trang thờ phượng.
Khi người chồng đi chinh chiến trở về không thấy người vợ đâu. Đoán định rằng, người vợ đã quay về cố quốc. Nên, hoàng tử dấu vua cha, dẫn quân lính theo đi tìm. Khi đoàn quân đến gần kinh đô Aia Trang, gần ngon núi Galeng nơi ở của Po Ina Nagar. Thấy đoàn thuyền ở ngoài khơi đang tiến tới Po Ina Nagar làm phép sóng biển dâng cao, đánh chìm hết. Đến lúc biển thoái, chỗ các con thuyền bị đắm mọc lên những tảng đá có văn khắc chữ Chăm. Sau đó, Po Ina Nagar hoá kiếp về sống ở cánh đồng Janâh, cùng với người Chăm ở làng Yok Yang.
Người Chăm, người Bà Ni, người Kinh đều có tín ngưỡng thờ Po Ina Nagar. Cuối cùng, Po Ina Nagar và hai người con hoá kiếp về trời, chỉ để lại những dấu tích cho người dân thờ phượng./.