Hôm qua, tìm tư liệu viết về “Urang Cham: Sử Văn Ngọc”, tôi tình cờ đọc phải đoạn này ở Champaka.info, 18-1-2014. Điểm cuốn Nghi lễ cuộc đời của người Chăm của Sử Văn Ngọc (NXB Văn Hóa Dân Tộc, 2011), BBT viết nguyên văn như vầy:
“Dựa vào quan điểm nhà thơ Inrasara, hầu hết các nhà nghiên cứu Việt Nam thường định nghĩa rằng “Mẫu Hệ = Mẫu Quyền + Mẫu Cư”. Đây là quan niệm sai lầm mà Sử Văn Ngọc đã chỉnh đốn lại trong tác phẩm bằng cách đưa ra nội dung Muk Thruh Palei nhằm chứng minh rằng chế độ mẫu hệ của người Chăm không thể định nghĩa là thể chế “Mẫu Quyền + Mẫu Cư”.”
Coi thử thế nào nhé. Trong Văn hóa – Xã hội Chăm, nghiên cứu & đối thoại (NXB Văn học, 2003, tr. 41), tôi viết:
“Khi chấp nhận công thức: Mẫu hệ = mẫu quyền + chỗ ở theo mẹ (1), người ta thường hiểu mẫu quyền như là một chế độ mà người phụ nữ có quyền hành vượt trội trên đàn ông trong nhiều phạm vi, lĩnh vực. Ngược lại, nhất là trong xã hội như xã hội Chăm, diễn biến của sự việc khá phức tạp”.
Sau đó tôi chú thích (1) ghi ngay dưới trang: Bửu Lịch, Nhân chủng học và lược khảo thân tộc học, Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1970, tr. 343.
BÌNH LUẬN:
1. “công thức: Mẫu hệ = mẫu quyền + chỗ ở theo mẹ” KHÔNG phải là “quan điểm nhà thơ Inrasara” mà tôi trích từ Bửu Lịch, để bình luận. Gán cho tôi công thức đó là TRẬT.
2. Bàn về “mẫu hệ Cham” tôi không hoàn toàn đồng ý với công thức đó. Nguyên văn: “NGƯỢC LẠI, nhất là trong xã hội như xã hội Chăm, diễn biến của sự việc khá phức tạp”. Trong cuốn sách kia, tôi dùng nguyên bài tiểu luận về “Mẫu hệ Chăm” để giải minh cho sự “khá phức tạp” đó.
3. Anh cho là “hầu hết các nhà nghiên cứu Việt Nam đã dựa vào “quan điểm [của] Inrasara”. Chớ nói “hầu hết”, chỉ đề nghị anh kể tên 1 người thôi. Nhà nào? Không có mà kêu “hầu hết”, là sao?
KẾT: Mèng đéc ôi, tui viết một đằng, Sử Văn Ngọc [qua tường thuật của Champaka] đọc-hiểu một nẻo! Vậy mà lại đi “chỉnh đốn” tui, hỏi có buồn cười không! Chuyện văn bản rành rành vậy mà còn đọc-hiểu sai, huống chi là chuyện anh “nhớ, và kể lại”, sai be bét là phải rồi. Tội!
Ai chưa tin, thử mang đoạn văn này hỏi bất kì em học sinh cấp III nào đi, thì biết ngay.
Một đoạn văn giản đơn thế mà đọc sai thành ra như thế, là KÉM quá đỗi.
Nếu anh không kém, mà cố ý đọc sai để xuyên tạc tôi, là NGU. Bởi cái kém đó không phải anh nói riêng ở chỗ quen biết, mà viết thành bài. Bài viết kia được in và đưa lên mạng, nghĩa là đã bày ra công chúng có khi cả ngàn người đọc. Kém không biết mình kém mà còn tự phơi bày ra công chúng cái kém [quá ngớ ngẩn] của mình [rồi còn mang cái kém kia ra phê bình kẻ khác] nữa, thì còn kêu là gì nếu không là ngu!