Đồng Chuông Tử (nhà thơ nhà báo tự do)
Người xưa nói thiên thời, địa lợi, nhân hòa là ba yếu tố quan trọng và quyết định thành bại từ công việc nhỏ đến công việc lớn. Thời nay, người Chăm hải ngoại, nhất là các tổ chức dân sự đã phần nào có được thiên thời, địa lợi, nhưng đặc biệt yếu tố nhân hòa dường như vắng bóng, có khi là quá xa xỉ. Lưu vong ra bên ngoài là một con đường giải thoát số phận cá nhân và lý tưởng tranh đấu cho quyền lợi dân tộc ở cố hương là đáng hoan nghênh trân trọng.
Tuy vậy, tranh đấu mà không chắt chiu, nâng niu và tranh thủ tình cảm, nghĩa dũng của từng người một, từng tổ chức khác nhau, ở những thời điểm khác nhau là tự gây khó cho bản thân tổ chức, bó hẹp tâm lý đấu tranh. Chỉ khăng khăng quan điểm của một tổ chức mình, cô lập mình lại và xù lông nhím, ghim nỗi thù mỗi khi có sự phản biện, thậm chí chê bai, rồi phản pháo một cách ác ý, vùi dập kinh khủng là phản tranh đấu. Không phân biệt được đâu bạn đâu thù, đâu anh em đồng tộc là mù lòa, không nắm vững chiến lược, sách lược. Bị hạn chế mà không thấy. Không có tư tưởng xuyên suốt, tầm nhìn bao quát nhất quán và ổn định lâu dài. Một tổ chức như vậy chắc chắn sẽ vô cùng phiền muộn và làm việc gì cũng rất khó.
Trong một con người, có những mặt mạnh mặt tốt, mặt hạn chế yếu kém. Và đối với một tổ chức dân sự hay chính trị cũng không tránh khỏi những mặt ấy. Không ai tự vỗ ngực ta toàn diện bao giờ. Có thể ta giỏi mặt này khía cạnh kia, nhưng ngay cả các vị thánh cũng còn có khuyết điểm cơ mà.
Những tổ chức lập ra, tùy tôn chỉ mục đích mà hoạt động. Ở những đất nước tự do dân chủ cao như Mỹ, Pháp, Canada,… nếu đã có trí tuệ, trái tim và uy tín muốn hướng về những sinh phận khốn khó ở cố hương, muốn cải thiện, muốn truyền bá mở mang ánh sáng văn minh nhân loại, không phải là vô phương, nhất là trong thời đại mạng toàn cầu hiện nay. Có khuyến nghị yêu cầu, cần đẩy mạnh hoạt động phản biện phong phú đa dạng hơn nữa về khía cạnh văn hóa xã hội ở những tổ chức đang tồn tại, không để tình trạng đơn thương độc mã cho một tổ chức, như vậy là hèn nhát và nhu nhược, khôn vặt và bất nghĩa với tổ tiên ở trên cao xanh. Chỉ biết an hưởng cho riêng mình ấm cật phì da.
Có thể anh không đồng quan điểm với tổ chức này kia ở từng vụ việc, nhưng tuyệt đối phải chung tay hiệp lực mới gột nên hồ. Dẫu là chuyện nhỏ nhất cũng cần thiết ngang nhau. Tâm lí làm lơ, bỏ mặc, lo sợ đủ điều (trong đó có nỗi lo không được cấp visa về Việt Nam) là tâm lí tiểu nông, đổ thừa và hay tị hiềm thời tiết bầu trời. Làm người ai cũng biết yêu quý tổ quốc, cha mẹ, ông bà, con cái,… Khi những điều thiêng liêng bị xâm hại, người nào im lặng, ngồi yên là bất hiếu bất nghì với giống nòi, thần thánh.
Trong thâm tâm tôi, nhiều lúc không đồng ý với nhiều bài viết về cá nhân của Champaka.info, có thể bài viết đó là của độc giả trong nước hay ngoài nước, ngay cả có bài đả kích, chỉ điểm an ninh làm phiền tôi. Dĩ nhiên Champaka còn khuyết điểm ở vấn đề này. Nhưng xét trên tổng quan các tổ chức ở hải ngoại, tôi thấy Champaka mạnh mẽ, dứt khoát và dũng cảm. Chỉ có chút trăn trở về lực lượng mỏng và không có lớp kế thừa triển vọng của tổ chức dân sự này.
Những vấn đề lớn và thời sự của dân tộc được Champaka quan tâm, lên tiếng và kiên trì tranh đấu. Cụ thể như vấn đề bản địa của người Chăm, vấn đề ngôn ngữ dân tộc, vấn đề đền tháp Chăm xuống cấp, phục vụ du lịch và đòi hỏi nên trả lại cho tầng lớp tu sĩ Chăm hoạt động tôn giáo, vấn đề điện hạt nhân, vấn đề văn hóa thời kì mới hôm nay có nhiều biến động phức tạp, vấn đề sinh viên ra trường thất nghiệp nợ nần, vấn đề kiểm soát gắt gao của chính quyền ở nhiều thánh đường, nghĩa trang,… Những vấn đề lớn và thời sự ấy, cần sự lên tiếng rốt ráo, chuyên sâu và hiệu quả hơn. Riêng bản thân tôi cũng cố gắng diễn đạt tiếng nói trong tầm mức khả năng cho phép.
Nhưng dân tộc Chăm hôm nay là một dân tộc, phần đông im lặng nguy nan. Không chịu lên tiếng và lên tiếng hạn chế, nhận thức hiện thực ảo tưởng cũng là một nguyên nhân khiến không khí im lặng trở nên phình to bất thường. Sống là phải có thái độ và biết tỏ thái độ khi dân tộc cần. Dấn thân và xả thân vì sự trường tồn dân tộc mình không phải là lý tưởng xấu, hổ thẹn.
Cái tôi quan tâm và cần thấy hôm nay, sau bài viết này là ở những đất nước tự do dân chủ cao như thế, thiên thời có, địa lợi có, nhưng quý vị tự đánh mất hòa thuận có ngồi chung với nhau được hay không? Hay phải chăng chỉ vì những nhỏ nhen, vị kỉ của tâm tính thế hệ, quý vị bỏ mặc cố hương tổ tiên vời vợi u buồn. Nếu quý vị không ngồi lại với nhau được nữa, cũng xin đừng bêu riếu, lập biên bản lí lịch dân sự nhau nữa, muối mặt thế hệ trẻ với thế giới bên ngoài không chịu được.
Có thể sau bài viết này, quý vị sẽ tranh luận nảy lửa, có thể sẽ rơi vào im lặng. Có thể quý vị sẽ trách cứ tôi lồng lộng hơi thừa. Nhưng chắc chắn điều tôi quan tâm không phải là như vậy, và tôi cũng không sợ điều tiếng với bài viết này. Tôi có thể lại bị quấy rầy bởi an ninh văn hóa như đã từng, nhưng điều đó cũng không quan trọng lắm. Người Việt có câu “thuốc đắng dã tật” chính vậy. Và góp được điều cần góp là thảnh thơi tâm hồn, trí óc của người trượng phu, với thời cuộc đang sống. Như thế mới không uổng phí công ơn cha mẹ sinh thành, dưỡng dục.
Tôi nhớ có một ai đó nói đại ý rằng “người nào vì tổ quốc vì dân tộc mình mà vong thân, thậm chí chết chóc thì đích thị đó là người chúng ta có thể tin tưởng và đi theo”.
Một bài viết ngắn mang một chiêm nghiệm gan ruột tận đáy lòng. Cốt chỉ để nói một chuyện xưa cũ, rõ như ban ngày “chúng ta là máu mủ, không biết chụm lại thương yêu đùm bọc lẫn nhau, múa hát cùng nhau, người ngoài họ nhìn vào, họ cười cho thối mũi” vậy thôi.
Nếu bài viết này không được nghe ra, sẽ là một bài viết thất bại. Tôi đoan chắc thất bại rồi, nhưng vẫn viết. Vì thế hệ ấy, có cái tôi to lớn vĩ đại hơn cả bầu trời xứ sở đang quằn quại đau thương. Và các tổ chức do thế hệ ấy đẻ ra, cũng không ngoại lệ. Bây giờ cần một thế hệ mới tiếp bước nhiệt huyết và nhạy bén, tinh tế hóa giải và hòa giải, mới mong yếu tố nhân hòa được nâng niu, phát triển và trở về đúng nghĩa.
Đọc bài của Đồng Chuông Tử không có gì mới, sự kiện cũ rồi, và hiện tại ai cũng mừng mọi việc dần dần yên ắng êm xuôi….. Không biết Inrasara cho post nhắc lại làm gì nhỉ?
Đúng, anh Long à. Cảm ơn anh góp ý: chuyện cũ rồi, xong rồi không nên nhắc lại.
Ở đây có 2 điểm:
1. Đây là ý kiến của thế hệ trẻ, họ nói lên, mình cần lắng nghe. Ý kiến nào không hay, mình bỏ, hay thì mình nghe.
2. Bài này có 1 ý mới, nên tôi đăng. ĐCT viết: “Tâm lí làm lơ, bỏ mặc, lo sợ đủ điều là tâm lí tiểu nông, đổ thừa và hay tị hiềm thời tiết bầu trời. Làm người ai cũng biết yêu quý tổ quốc, cha mẹ, ông bà, con cái,… Khi những điều thiêng liêng bị xâm hại, người nào im lặng, ngồi yên là bất hiếu bất nghì với giống nòi, thần thánh.”
Karun và thuk siam!
Anh Long thân mến, trong baˋi tôi co´ nói đây laˋ ” bài viết ngắn mang chiêm nghiệm ruột gan… cốt chỉ để nói lên chuyện xưa.cu˜, ro˜ như ban ngày ” rồi còn giˋ. Bài này cei Sara post lại tưˋ facebook của tôi, co´ xin phép đàng hoàng. Chuyện co´ thể cu˜ vaˋ đa˜ cu˜, nhưng co´ người nói ra mới biết cu˜. Tra ng web mở ra, để phục vụ nhiều tầng lớp bạn đọc, co´ người viˋ điều kiện vaˋ thời gian chưa được đọc, anh ạ. Còn vấn đêˋ anh bảo post lại làm giˋ, xin thưa admin họ co´ quyền ở khía cạnh này.
Trí thức Chăm( tự phong) ai cũng rủ nhau đi làm thơ và nghiên cứu lịch sử CHĂM. Vậy còn bao nhiêu trí thức Chăm sẽ rủ nhau cùng làm kinh tế ? Tôi nghĩ các bạn trẻ Chăm nên tập trung vào kinh tế LÀ HƠN , còn chuyện nghiên cứu lịch sử Chăm đã có nhiều tiền bối LÀM và được viết thành SÁCH rồi . Thế hệ trẻ nên thừa hưởng( biết chọn lọc) , chứ suốt ngày cứ bàn thơ ca rồi bàn về lịch sử CHĂM trách người này rồi người nọ đọc mà thấy chán.. Chăm chỉ lo cãi nhau cho đã( sướng mồm) không có hồi kết rồi khi ngoãnh lại nhìn thì các dân tộc khác đã ở nhà lầu đi xe hơi. Chỉ còn Chăm mình cứ mãi dùng xe bò làm phương tiện??Tôi xin lỗi quí nhà thơ , nhà nghiên cứu làm việc nghiêm túc và có tâm với dân tộc
Đọc comment của daovan mà phát ngán, quan điểm cực kỳ lạc hậu và sặc mùi “nông dân” mà cứ muốn tỏ ra nguy hiểm. Mà lạ, nhiều trang Web có bài viết nào mang hơi hướm đấu đá nhau là có daovan nhảy vào?. cảm giác giọng điệu daovan không phải trang luận vô tư, luôn mang tư tưởng đả kích, thọc gậy bánh xe v.v……giống đàn bà
Phân tích tí xíu về comment của daovan thì sai tè lè: Trí thức nào tự phong, daovan nói rõ xem nào?? trình độ giỏi hoạc tồi thì không biết, nhưng các trí thức chuyên về lịch sử đều có bằng Ts cả. Chuyên môn lịch sử nhưng bảo người ta làm kinh tế? daovan quê ở dâu vậy nhỉ? Cham nào cãi nhau, và nếu cãi nhau là điều ngoài ý muốn (dân tọc nào cũng có) nhưng giọng điệu châm chọc của daovan mới nguy hiểm…..Mỗi dân tộc đều có đặc thù lịch sử riêng không thể so sánh Cham với dân tộc khác, bạn châm biếm Cham cứ mãi dùng xe bò làm phương tiện là có lỗi với ba mẹ đó, vì có xe bò mới nuôi daovan lớn khôn và “thông minh” đến bây giờ đó.
Tôi thật không hiểu sao Inrasara lại đăng bài đạovan
Anh Long thân mến! Xã hội có nhiều thành phần khác nhau, quan điểm khác nhau. Ta cần nói lên để biết quan điểm của nhau, từ đó ta thảo luận để sửa sai, nếu có. Ở đây, nếu Daovan có quan điểm riêng mà bạn ấy không nói ra, hay khi bạn ấy nói lên mà tôi không đăng, thì anh Long hay bạn nào đó sẽ không có cơ hội nói lại. Nếu Daovan “sai” thật, và khi đọc còm của anh Long, bạn ấy mới thấy mình sai mà sửa. Vả lại, ý kiến của Daovan là một phản hồi, chứ không phải bài viết.
Cái ích lợi của diễn đàn mở là thế, các bạn à.
Thuk siam!
Chào LONG
QUÊ MINH Ở LƯƠNG TRI
HIÊN TẠI MÌNH Ở BIÊN HOÀ
BẠN CO ĐỘC ĐỊNH NGHĨA VỀ TRÍ THỨC MÀ TREN INRASARA DANG VÀ VÀI TRANG CHĂM ĐANG . NẾU THEO ĐỊNH NGHĨA NÀY CHĂM MÌNH CHƯA ĐẾN 10 NGƯỜI ĐẠT CHUẨN. MÌNH CỦNG NÓI VƠI BẠN MINH LÀ NÔNG DÂN THẬT. NHỜ NHÀ THƠ CHO PHEO DANG CÒM NÀY. THANKS
MẸ MÌNH LƯỢM TỪNG CỤT PHÂN BO NUÔI MÌNH ĂN HỌC.
(…)