Gặp thầy Nguyễn Văn Tỷ Ramưwan vừa rồi, thầy kể trên có ghé thăm thầy. Chuyện bao đồng, rồi đề cập sang ĐHN, trên mới nói “Sara chống đối”. Thầy bảo: “Không phải đâu, Sara phản biện chứ không chống đối. Ảnh kể năm ngoái có vài giáo sư ngoại quốc mời đi mấy nước thuyết đề tài Người Cham và ĐHN, Sara từ chối mà. Đi, vừa được du hí, vừa có tiền, vừa nói được vấn đề nhưng anh ta từ chối. Bởi đi, là chống đối rồi. Còn ở trong nước để nói phải trái, là phản biện.”
Trên nói: – Ông Sara nổ đấy, làm gì có chuyện đó.
Vậy là trên đã không biết Sara được người của chính phủ gợi ý mời ra [vài] nước ngoài tham quan nhà máy ĐHN, Sara cũng đã từ chối. Lời nói gió bay, có thể vụ này trên vẫn chưa tin. Còn đây: có dấu đỏ đàng hoàng, năm 1999 trên đã mời tôi ra Hà Nội hiệp thương làm to, tôi đã từ chối.
Nguyên do rất rõ: tôi muốn giữ vị thế của một trí thức độc lập. Tới đâu hay tới đấy, vậy thôi.
[Chú thích: “chống đối” ở xã hội Phương Tây là cái gì đương nhiên, và cần thiết cho công bằng và tiến bộ. Chính phủ thường xuyên đối mặt với chống đối: từ đảng đối lập, từ nhà văn nhà báo, từ công dân vân vân… Còn chế độ ta đã ưu việt sẵn rồi, nên “chống đối” là nhạy cảm, nên tránh xa].