Y Ban trả lời VNN:
“Người ta nói không có tác phẩm đỉnh cao. Nhưng tôi nói có. Và tôi sẵn sàng tranh luận… Tôi không ngại ngần dùng chính những tác phẩm của tôi – Y Ban để chứng minh điều đó. Tác phẩm của tôi ra thường xuyên, không lặp lại mình. 04 cuốn tiểu thuyết của tôi gần đây là 04 cách thể hiện khác nhau. Tác phẩm của tôi đây, nó không hay ở chỗ nào? Nó không đi cùng thời cuộc ở chỗ nào? Nó không được độc giả đón nhận ở chỗ nào?”
– Yeh! Không sao… không sao mà…
Nhà văn này tiếp: “Chúng ta biết một dân tộc muốn có một nền văn học rực rỡ thì phải có bề dày văn hoá, bề dày lịch sử. Những vùng đất mới sẽ rất khó đạt được thành tựu đó.”
– Vậy là “vùng đất mới” Hợp chúng quốc Hoa Kì chớ có mơ về một nền “văn học rực rỡ” nhé. Riêng vụ “chúng ta biết…”, thì xin chị trừ Inrasara ra giùm.
Nữa nè: “Nhưng vấn đề chính là trong thời đại chúng ta đang sống, muốn có tác phẩm lớn, sống được trong lòng độc giả thì cần 04 yếu tố: Tài năng nhà văn, nhà phê bình, độc giả, những người quản lý…”
– Chà chà! Đức, Ireland, Nhật… hẳn họ đang thủ trong tay áo “những nhà quản lí” cỡ siêu, nên văn học họ mới được như thế như thế!!!
Câu chuyện văn học Việt Nam 15. Việt Nam đã có tác phẩm đỉnh… cao
Y Ban trả lời VNN:
“Người ta nói không có tác phẩm đỉnh cao. Nhưng tôi nói có. Và tôi sẵn sàng tranh luận… Tôi không ngại ngần dùng chính những tác phẩm của tôi – Y Ban để chứng minh điều đó. Tác phẩm của tôi ra thường xuyên, không lặp lại mình. 04 cuốn tiểu thuyết của tôi gần đây là 04 cách thể hiện khác nhau. Tác phẩm của tôi đây, nó không hay ở chỗ nào? Nó không đi cùng thời cuộc ở chỗ nào? Nó không được độc giả đón nhận ở chỗ nào?”
– Yeh! Không sao… không sao mà…
Nhà văn này tiếp: “Chúng ta biết một dân tộc muốn có một nền văn học rực rỡ thì phải có bề dày văn hoá, bề dày lịch sử. Những vùng đất mới sẽ rất khó đạt được thành tựu đó.
– Vậy là “vùng đất mới” Hợp chúng quốc Hoa Kì chớ có mơ về một nền “văn học rực rỡ” nhé. Riêng vụ “chúng ta biết…”, thì xin chị trừ Inrasara ra giùm.
Nữa nè: “Nhưng vấn đề chính là trong thời đại chúng ta đang sống, muốn có tác phẩm lớn, sống được trong lòng độc giả thì cần 04 yếu tố: Tài năng nhà văn, nhà phê bình, độc giả, những người quản lý…”
– Chà chà! Đức, Ireland, Nhật… hẳn họ đang có trong tay “những nhà quản lí” cỡ siêu, nên văn học họ mới được như thế như thế!!!