(Chuyên đề Ghur Cham Bini – bài 07)
Nguyễn Vĩnh Nguyên
Cách đâu chưa lâu, khi cuộc xung đột về chủ quyền Trường Sa – Hoàng Sa đang thu hút sự quan tâm của giới trí thức trong nước, một nhà nghiên cứu sử học cho rằng, điều đáng tiếc nhất là Việt Nam thiếu một nền hải sử tương xứng với bề dày gắn bó với biển. Không hiểu sao lúc này, khi đứng trước bãi hoang mộ cổ của người Chăm Ghur Girai Neh, tôi nhớ về nhận định đó và bất giác rùng mình.
Thật vô tâm nếu để những dấu tích cuối cùng về phần lịch sử biển của người Chăm ở xứ Pangdurangga cổ xưa (Phan Rang nay) – mà bây giờ đã làm một dân tộc trong đất nước Việt Nam thống nhất – bị xóa dấu bởi sự vô tình của thời gian và con người.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 22-8-2013.
Inrasara
Bên thì biển lấn, phía là đường mở, hai mặt là nhà dân với công ty đang hoạt động. Xưa – Cham Bà-ni lại không truyền thống “rào”, nay – ta cũng không quy hoạch quản lí. Hỏi, tiến sĩ Thành Phần bảo đã có sổ đỏ rồi. – Tốt lắm! Nhưng sổ đỏ mà chi, nếu thực tế đang diễn ra hàng ngày, đầy bấp bênh, bất trắc?
… Tại sao không thể biến Ghur Girai Neh làm một khu di tích độc đáo nhất của người Cham Bà-ni, để Ghur trở thành mảnh đất hành hương đúng nghĩa mỗi mùa Ramưvan? Cả các ngày lễ lớn khác của dân tộc?
Inrasara.com, 13-7-2013.
Tôi vẫn thường tự hỏi từ lâu: hệ thống tuyên truyền của ta lâu nay vẫn nói ta đã xác lập chủ quyền ở Trường Sa từ “ngàn đời nay”, cái này đúng không? Có bằng chứng gì không? Tôi biết nhà Nguyễn có thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa, còn Trường Sa thì chỉ có liên quan từ khi người Pháp tuyên bố chủ quyền (thay mặt An Nam). Nhưng nếu tính cả người Chiêm Thành cũng là “ông cha ta” thì chủ quyền lịch sử của Việt Nam tại Trường Sa có thể là đúng (hãy nghiên cứu thư tịch Chăm để làm rõ điều này- có hay không?). Tại sao giới nghiên cứu xưa nay lại không để ý đến điều này, hay là sợ viết lại lịch sử. Vì nếu viết lại, thì cũng có thể nói “ông cha ta” 4 lần (hay là 5- 6 lần?) đánh tan quân Nguyên chứ không phải chỉ 3 lần.
Mãi tới bây giờ chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đù về sự hiện diện của người Chăm cổ trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vì ” Kẻ thù lớn nhất của chân lý là sự ngạo mạn của quyền uy” .