(Chuyên đề thơ tân hình thức Việt)
Thường thì hội thảo dựng lên để tôn vinh cái gì đó. Không ít hội thảo dựng lên chỉ để tôn vinh cái không đáng tôn vinh. Hoặc, không mục đích nào khác ngoài một chiều tự ca tụng nhau hay tụng ca người cùng phe cánh. Thậm vô ích.
12 năm hành trình, thơ tân hình thức Việt nó cần được tổng kết, đánh giá. Vấn đề đặt ra là: hội thảo gồm những ai, và cách thảo luận như thế nào? Tân hình thức hay trào lưu văn chương nào bất kì, luôn cần đến sự đánh giá ngay thời điểm nó sắp kết thúc, là hay hơn cả. Hoài Thanh đã tổng kết phong trào Thơ Mới như thế, tại sao hôm nay ta thì không?
Do đó, một hay vài hội thảo về tân hình thức ở thời điểm này là rất cần. Cần “lập biên bản” xem thế giới đã làm được gì, hiện nó đứng ở đâu? và đâu là tương lai của nó?
*
Inrasara
TRÂU KHÓC
Những con trâu khóc vào đời tôi. Chàng
Mok hiên ngang một cõi dẫn đàn qua
đồi cọp tát phải mông xe cam nhông
chở về bỏ cỏ nó khóc tin mình
sắp chết, cha đào hố sâu lút đầu
chôn với đám lá, mẹ khóc. Đúng năm
sau cái Jiơng già đứng khóc nhìn cháu
chắt trận dịch sáu hai dắt đi trống
chuồng cô đơn với mấy cu con ngồi
khóc. Cu Pac sừng dài oanh liệt mỗi
mùa cạ gẫy hai đầu cày, cha qua
ngoại cậu út hú mấy chú trói đè
ra cưa mất gần nửa sừng trái, nó
khóc điên dại giẫy đành đạch như hôm
bị thiến, còn hơn thiến trông chả giống
ai, cha về nó khóc. Bạn đi cặp
nàng Pateh mãi khóc cho dáng đẹp rất
đực của mình, cha bắt kéo xe đỡ
riết thành quen, chúng bạn quên mất nó
cái, có mỗi nó nhớ mình cứ trinh
dù đã qua đi sáu mùa rẫy, nó
khóc không nước mắt. Những con trâu khóc
ướt tuổi dại tôi.
Lời bình của Tom Riordan & Khế Iêm
Nhà thơ Tom Riordan nhận xét, “Trâu Khóc của Inrasara cho thấy bằng cách nào nỗi đau có thực và nỗi đau tưởng tượng của những con trâu thấm đẫm thời thơ ấu của người kể truyện, như thể có một ô cửa ma thuật giữa tâm hồn của người kể và nỗi đau của những con trâu thuộc sở hữu của gia đình đó.”
Nhận xét của Tom Riordan thật là tinh tế. Bài thơ được trích trong tập thơ “Chuyện 40 Năm Mới Kể & 18 Bài Tân Hình Thức” 18 bài tân hình thức bắt đầu với “Chạy Dịch” và kết thúc với “Ma Hời”. “Trâu Khóc” thể hiện những cuộc đời cam chịu, khóc cho vơi khổ, khóc từ đời cha tới đời con, táp phải mông xa cam nhông cũng khóc, nhìn cháu chắt chạy dịch cũng khóc, bị cưa sừng cũng khóc … Nhưng trâu khóc là hiện tượng bất thường, một điềm báo, một bi kịch, theo cách hiểu dân gian, gợi tới những mối lo, những đợi chờ mà chỉ trong một tình huống nào đó người ta mới cảm nghiệm hết được. Mỗi bài thơ là một câu chuyện kỳ bí, như hàng thế kỷ họ chờ con tàu đã được ghi trong sách là sẽ đến nhưng cuối cùng không đến (Chờ Tàu). Hoặc như chuyện “Ông Phok”, ông không làm gì cả, chỉ nghĩ nhưng nghĩ không ra gì. Làng như thể của ông, nhưng khi ông về, làng không phải của ông, ông vào nhà nhà hết là của ông… Ông như một kẻ vô định hình. Trong “Ma Hời”, tôi đọc giữa hai hàng chữ, không thấy ma, chỉ thấy người. Một gia tộc, một nền văn hóa tưởng đã mất mà không mất, nó vẫn thấp thoáng đâu đó.
Tôi đại chán nhà thơ Inrasara khi bàn về trào lưu. Hết hậu hiện đại đến tân hình thức, hết cổ điển đến hậu lãng mạn… Anh làm thơ hay thì cứ thế mà làm đi, sao phải cần đến chủ nghĩa nhỉ? Thơ Inrasara thì tuyệt vời. Tôi có theo dõi tình hình trí thức Chăm, tôi thấy có mỗi nhà thơ Inrasara là có khả năng đấu với “ngoài” được. Thơ văn thì khỏi rồi, nhất là về lãnh vực phê bình của anh. Viết phê bình văn học mà thuyết phục được các chuyên gia hàng đầu về văn học là khó. Chứ anh không quanh quẩn với đề tài về văn hóa Chăm mà anh đã khẳng định mình rồi.
Nhưng nếu anh Inrasara chịu tránh xa giùm mấy chủ nghĩa nghệ thuật đi thì anh sẽ thuyết phục văn giới Việt Nam hơn nữa. Tôi biết nhiều nhà văn rất khó chịu về nhà thơ Inrasara về mấy vụ này.
Cảm nhận điều NT Inrasara đang làm nên đã post về trang nhà giới thiệu cùng bạn đọc. TKS!:
Inrasara: Nhà văn & nỗi sợ
Đây là bài thơ hay. Tôi đọc nhiều bài thơ tân hình thức không thấy hay chỗ nào, nhưng đọc bài này thấy nó có chuyện kể, cách lặp đi lặp lại chữ “khóc” rất ám ảnh. Tôi không mê tín vào trào lưu tân hình thức, nhưng nếu làm nhưng nhiều bài thơ hay, thì thơ tân hình thức vẫn có cơ may.