Sinh nhật nhà thơ Kiều Maily, tôi không đến dự được, vì bận một số việc. Tôi chỉ tặng chị những ngôn từ khi đọc tập thơ Giữa hai khoảng trống của chị. Chị hơn tôi ba tuổi, chị tập tễnh bước vào nghệ thuật rất sớm, tiếp cận được nền văn học cũng sớm. Ngồi trên bàn đọc những dòng thơ của chị, làm tôi hồi tưởng về quá khứ xa xôi, chưa bao lần xóa nhòa trong kí ức tôi, vừa đi vừa lẩm bẩm về ý nghĩa của tập thơ, nhan đề ấy cho tôi hiểu gì, đọc gì trong đóng ngữ ngôn in bẹt trên giấy ấy. Tập thơ Giữa hai khoảng trống, riêng tôi có thể khoảng trống giữa nam – nữ, khoảng trống thành thị – nông thôn; khoảng trống giữa cảm tính – lí tính. Nỗi buồn vui trăn trở trên môi tôi, thấm đượm qua câu thơ của chị, tôi ớm ớ những từ ngữ chiu chắt, gọt giũa thanh tao, chưa hẳn chị kéo độc giả về phía mình.
Giữa hai khoảng trống gồm 3 phần: quê & phố; em & anh và giã từ tôi hôm qua. Cái khuôn sáo của tình ở đâu, loài người hay quỉ thần, nó nhìn tôi bằng ánh mắt trong thơ chị:
anh là một vệt sáng buồn
bước vào đời em làm giông gió
(“Khúc thei mai giữa Sài Gòn”)
Có lẽ, chị buồn trong những ngôn từ trong bài hát “Thei mai”, làm chị u ớ, rung động lòng khi nhìn anh, một người chị yêu có lẽ thế, giông gió có thể xa xôi lắm, chị không thể chạm vào, không thể là vệt sáng đời tư, chị nhìn nó như thầm lặng. Có khi chị lại quên mặt anh, chị ví anh như album cũ để nhìn thẳng mặt:
em có thể lục album ảnh cũ để nhận mặt anh
nhưng em đã không
như em không muốn phone để được nghe giọng cha trầm và ấm
dù không cách nào đánh thức
kí ức đã rất xa
Kí ức như xa vời, chưa lần nhìn sao dám phone, người mà chị yêu thương là cha, có lần chị kể cho tôi nghe những khoảnh khắc từ album của chị, có người cha của chị trong đó, nhìn và nhớ. Có lẽ, thơ chị mới và lạ đối với độc giả Chăm, riêng tôi nhìn theo góc độ khác. Giữa hai khoảng trống lạ và tin, tin có thể được, nhưng lạ lại thay đổi phong cách, ghép các câu chữ thành ngôn lời thơ mộng. Nó khơi mở những vấn đề giữa phố và quê. Có thể chị đi chuyến xe trăm lần giữa phố & quê, câu thơ ngân nga như thế, đã làm kí ức chị sống dậy cùng thơ mộng.
Trong tập thơ Giữa hai khoảng trống có bài tôi không thích, lại có bài tôi yêu và ghét trộn lẫn, những cuộc tình, tình yêu quê hương, đời tư, phố thị đến những mảnh đất, kí ức, con đường… có lẽ chị tặng bài thơ này cho tôi thì phải:
em đã chết
một hi vọng đã chìm
một giọng cười đã tắt
để không bao giờ đi trọn một số phận
dù chưa hẳn
đã
hanh thông
(“Không còn bao giờ”)
Tôi nghĩ chị có thể may mắn tìm được nụ cười, có bao giờ chị hi sinh chưa? Tôi thắc mắc điều ấy, trong thơ hay ngoài đời. Chị không bao giờ xa quê hương mấy, chị muốn về cùng đoàn tụ gia đình, chị viết câu thơ như ngoằn ngòe, chị về và ở lại như bao người:
em, kẻ nhà trời làm người của đất
từ ngọn núi thiêng cao ngút
em về và ở lại
quê Chăm
(“Quê Chăm”)
Quê Chăm là quê nào vậy? Phũ phàng và rẻ rúng, làng Chăm có thể nghèo, nhưng sản sinh những bậc văn chương cao ngút, nó gợi cho ta những điều lí thú từ thực tế câu chữ, bó buộc ta trong những đêm thanh tịnh, thơ chị luôn nhìn nhận điều đó. Thực và hư đi song hành cùng nhau, cứ đi và về như ta thức tỉnh về một điều bí ẩn, có thể như tháp Chăm thì phải:
qua Tháp Đôi nhớ em lẻ bóng
biển mênh mông thương phố nhỏ gầy
tình sử dài xa – tháp còn đủ bạn
ngắn ngủn xuân thì – em chửa có đôi
(“Tháp Đôi”)
Đọc câu thơ cuối tưởng chừng câu thơ của nữ thi Hồ Xuân Hương. Lạ và hay như thế, chị ví tình yêu của chị như tháp Đôi, tình sử ư? Chưa chắc, nó bấu víu vào vai chị như chưa lần dở lại chuyện tình xưa. Đọc thơ chị có lần tôi hơn đánh bóng kẻ ngoài lề, cứ đi đi lại lại như chưa đọc, có bài thơ hay, có bài thơ dở, phê hay không phê chỉ là lời bám víu qua ngôn ngữ, chữ thơ cộng chữ tình ra hồn thơ tí li. Tôi chực nhớ có lần cầm sách trên tay, chỉ nhìn lướt qua, rồi gấp lại cho vui. Hôm nay, sinh nhật lần 28 của chị, tôi lấy ra đọc vanh vách hết hai lượt và viết cảm nhận từ tập thơ, để dâng tặng chị, có thể những lời tôi viết làm chị và độc giảđau chút ít, nhưng không sao “tựu nhập ngôn xuất”. Có lần chị cũng ví mình như thực đơn:
cái tôi đã chết hôm qua
tôi đã làm đám tang và đã khóc tiễn
cái tôi đã chết đã chôn
có kẻ đào lên khuấy thành đám bọt trong li bia buổi chiều
làm thức nhắm
cái tôi tôi đã nói tiếng likau dray
đã một lần say bái bai theo cách nói của bọn trẻ hiện đại
mà bạn đã cất công vẫy lại
to nhỏ thì thầm vào tai
như thể niềm bí mật được giấu kín
(“Thực đơn cái tôi hôm qua”)
Chưa lần chị quan tâm đến thế giới trẻ như thế. Thơ chị reo vào độc giả những hồi tưởng chiêm bao, báo hiệu lối sống hậu hiện đại gần. Thực ra cái tôi của chị khác cái tôi hôm qua, khác ở chỗ lạ mà quen, có thể bí mật đó sẽ xuất hiện nay mai.
Sự am hiểu sâu sắc về văn học Chăm nói chung và tác giả Kiều Maily nói riêng của nhà thơ – MC Inrasara cũng đã góp phần quan trọng cho sự thành công của buổi giới thiệu tập thơ Giữa hai khoảng trống.