Tôi đã từng đề cập đến “tinh thần tùy tiện Cham” trong Lịch pháp (Xakawi), trong nếp sống, và… Tinh thần tùy tiện khiến Cham ưa sáng tạo từ đó đạt nhiều thành tích chói lọi, cạnh đó khiến cho ta gặp không ít rắc rối trong nỗ lực thống nhất. Trong lối viết chữ mẹ đẻ akhar thrah, tinh thần này cũng được thể hiện đặc thù, rất… Cham.
Ở đây tôi chỉ nêu hiện tượng chứ không bình luận.
* Hình 01: Dictionnaire Cam – Français, 1906, trang 318.
1. Thời xa xưa. Từ điển Aymonier – Cabaton xuất bản năm 1906, ông bà ta viết akhar thrah quá ư là tùy tiện. Nghĩa là tùy tiện xảy ra trước khi từ điển ra đời khá lâu.
– Chữ BÔNG, HOA mà viết đến 10 cách khác nhau (tr. 318): bangơ, banguơ, bangu, bangur, banguơr… Do đó gần thế kỉ sau, Moussay và cộng sự là trí thức Cham mới rút lại còn 1 duy nhất: BINGU. Chú ý: họ bỏ A trong bangu đi, để thành bingu (tr. 323).
– Cả đống tùy tiện nữa ở trong đó. Thêm, chữ BUỒN, ông bà viết đến 3 kiểu (tr. 233, xem ảnh 1): draiy, droy, drwai!
2. Ngày xưa đã vậy, đành vậy. Do akhar thrah chưa ổn định. Nhưng ngay khi xuất hiện một Ban chính thống có nhiệm vụ thống nhất, là Ban Biên soạn sách chữ Chăm, rồi nếu sau này có ai khác ý hướng kéo Cham thống nhất, Cham mình cứ tuân thủ truyền thống mà… tùy tiện.
Hãy xem hình 2.
* Hình 02: Chữ viết tay của Inrasara.
2 làng gần sát nhau là Thành Tín Cwah Patih và Tuấn Tú Katuh, vậy mà viết chữ VĂN HÓA thôi cũng đã khác nhau. Một đàng thì có dấu takai kik trên chữ cái I, một đàng thì không. Rồi tên làng Katuh, dân làng này viết tên làng mình có baluw trên chữ cái K, trong khi nhiều cuốn sách không hề có!
Ậy, Cham mình vậy đó. Mà người viết bảng hiệu làng phải là người đặc tuyển, nghĩa là cao chữ glaung akhar. Đố ai dám kêu họ sai.
* Băng-crôn chào mừng hội thao và văn nghệ làng Mỹ Nghiệp, 2012.
3. Chưa dừng lại ở đó. Bà con cô bác hãy ngó qua hình 3 đối chiếu với hình 2 nhé!
Làng Mỹ Nghiệp – Caklaing từ cổ chí kim được/ bị viết 5 cách khác nhau. Cũ nhất là trước thế kỉ XX, mới nhất là vào tháng 7-2012!
Lưu ý thêm: 3 ví dụ trên KHÔNG phải là cá biệt đâu nhé.
Đấy, đấy!… Ở đó mà quý ngài lớn tiếng chê bai với bôi bác nhau!
Trong công cuộc chữ nghĩa, biết 1 nói 1 đã hỏng, ngay biết 5 nói 1 cũng hỏng nốt. Theo thiển ý, nhất là với chữ Cham, biết 10 ta chỉ nên nói ½ thôi!
Để còn chừa ngõ thoát…
Pingback: Tin thứ Tư, 15-08-2012 « BA SÀM
Pingback: cập nhật tin ngày 15/8/2012 | Dahanhkhach's Blog
Cei Sara viết ngắn, trúng phóc vấn đề, viết hay và nhất là rất… dzui.
Không chê bai ai mà lại làm cho người ta áy náy. Đoạn kết rất là dzui:
“Trong công cuộc chữ nghĩa, biết 1 nói 1 đã hỏng, ngay biết 5 nói 1 cũng hỏng nốt. Theo thiển ý, nhất là với chữ Cham, biết 10 ta chỉ nên nói ½ thôi! Để còn chừa ngõ thoát…”
Thế mới là đại trí… dzỗ tay…
Pingback: Anhbasam Điểm Tin thứ Tư, 15-08-2012 | bahaidao2
Một tính chất cơ bản trong ngôn ngữ mà ai cũng biết là: phong phú và đa dạng làm nên sự giàu đẹp và phong phú của tiếng nói và chữ viết. Vậy mà Chăm chúng ta vô tình quên điều đó rồi cãi nhau . . đúng sai. . ..ặc ặc
VD: tiếng Việt: lạc – đậu phộng, đi lạc, lạt mềm buộc chặt . . .
thì trong tiếng Chăm: Ayut – yut, NAGARA-nagar . . .
thì có gì mà cứ cãi nhau nhỉ ?
Bạn Johnny thân mến! (tui lịch sự chưa!)
Mặc dù nhà thơ Inrasara nhắn không nên bàn về chữ nghĩa nữa, nhưng nơi này tui cố gắng viết rất lễ phép, nên tui nghĩ nhà thơ không nỡ nào nặng tay xóa còm tui đi. Lâu nay thân tui chỉ ngồi ngoài hành lang thôi (“phản hồi”), bất ngờ được nhà thơ mời vào nhà (entry) sướng ghê đó! Tui nói, vì bạn Johnny hơi nhầm rồi (tui không bảo là sai, mà là nhầm).
Mấy ví dụ bạn đưa ra thì khác phạm trù.
1. chén – bát, đậu phụng – lạc,… là phương ngữ. Như Chàm mình cũng có phương ngữ. Ví dụ sơ sơ:
Cham Tây: sabai – Cham Đông: buy
Cham Tây: mưyai – Cham Đông: đom, pwơc
2. Còn Nagara – nagar – nưgar là tiếng bản ngữ biến thái từ tiếng gốc mà dân tộc đó mượn. Người Mã, Indo mượn tiếng Phạn rồi để nguyên, còn người Cham thì làm khác đi.
Ví dụ bên châu Âu, tiếng Hy Lạp, philo là “yêu”, sophy là “trí tuệ”.
Người Anh và người Pháp mượn tiếng gốc của Hy Lạp, nhưng họ đã làm khác Hy Lạp đi; họ còn làm khác nhau nữa đó:
Anh: triết học: philosophy – Pháp: philosophie
Anh: triết gia: philosopher – Pháp: philosophe
Bây giờ nếu bảo người Anh, người Pháp hãy viết như Hy Lạp thì có nước… chết!
Đwa karun YUT!
(tui có nhờ nhà thơ sửa lại vài chỗ)
Likuw Salam,
Hic, Thật sự là hơi buồn vì cái tên Mỹ Nghiệp bị viết sai như thế. Và đã bị nói là ….” mới nhất là vào tháng 7-2012!””. Đổ lỗi cho ai nhỉ? Lỗi do bất cẩn thôi cei ạ.
Nếu như băng rôn là là chữ cắt dán thì BTC hè đã thêm takai akhar vào từ lâu rồi. Đằng này, băng rôn được gửi để in và chữ Cakling chắc chắn không sai nhưng trong quá trình đưa vào thiết kế, người làm đã vô tình xóa mất takai akhar và đã k có kiểm tra trước lúc in. Khi in ra rồi thì không thể sửa được nữa, nguồn kinh phí cũng k có để làm lại cái mới.
[IMG]http://i48.tinypic.com/2ztfrbc.jpg[/IMG]
Cái này chính cháu đánh máy và gửi cho người thiết kế làm băng rôn đó. Từ gì có thể sai chứ chữ Chaklaing thì tụi cháu k thể nào viết sai được. Giờ chỉ trách mình thôi, dẫu sao đây cũng là bài học để cháu cẩn trọng hơn trong việc check lại trước khi in ấn gì đó.
Haizzz,,…..
Xin xem cái ni:
Chữ Chaklaing cũng được cháu copy lại trong file ban đầu ( file dùng làm băng rôn) thì chữ Chaklaing k mất đi takai akhar. Giờ đọc bài viết này và câu “chữ CK” mới thì đúng là quá đau và một bài học.
RAT KHO HIEU. THI SI CO THE VIET THEM CHO!
T mến!
Wa quá biết là kamuen nhầm. Nên viết vui thôi, để ghép vào chuyện bà con Chăm mình viết hơi… tùy tiện. Tùy tiện khắp nơi. Mà tùy tiện nó cũng có cái thú của nó. Rút kinh nghiệm thôi, chớ có đau quá thành đau… bao tử! Sơ suất là chuyện thường ngày ở làng xã mà.
Riêng từ “KAK” thì hơi bị sai đó. KA mới đúng, phải không? KA = CHO. Dân Caklaing quê mình nói KAK, nhưng viết thì KA. Payer ahar ka nhu: đưa bánh cho nó…
Wa có nhắc cei Lành, khi đó kamuen không có ở đó. Nhưng cứ đưa lên web cho nó có chuyện để nói. Hu đom ka hu klau, hu mưthau ka hu ginaung! Có nói mới có [chuyện] cười, có cãi mới có [cớ để] hờn.
Ranem!
Wa Sara
Yut Isvan thân mến
Cei Sara nói đúng đó.
“Trong công cuộc chữ nghĩa, biết 1 nói 1 đã hỏng, ngay biết 5 nói 1 cũng hỏng nốt. Theo thiển ý, nhất là với chữ Cham, biết 10 ta chỉ nên nói ½ thôi!”
Người Yuon nói: 49 cũng phải học 50.
Có lần, viết xong tiểu luận văn chương, cei Sara có gửi cho mình đọc, mình ngạc nhiên hỏi: làm gì mà cháu có thể sửa cei? Cei nói khi viết xong một bài cei luôn luôn phải gửi cho 3 người đọc để bắt lỗi. Cho nên mình thấy yut không có gì phải quá áy náy cả. Rút kinh nhiệm thôi: khi viết cái gì xong nên hỏi người biết chuyện.
Thân mến
@jabeh.
Chăm Tây chúng tôi ko bao giờ nói “mƯyai”. Chúng tôi nói “mAyai”
@Chăm Tây
Đó là bạn “Chăm Tây” nói chứ không phải người Cham Tây nói đâu nhé!!!
Bạn xem Từ điển ông Tây Aymonier giúp mình với.
Cũng như người Nam nói “xài”, người Quảng nói “xòe” nhưng Từ điển tiếng Việt thì trái “xoài”.
Bạn Jabeh có biết Jawi Cham không?
@Chăm Tây xem Từ điển Aymonier (1906) trang 380 nhé.
Ông Tây này viết MƯYAI. Nghe nói ông Tây này tập hợp cả vài chục người Chăm giỏi nhất lúc đó đấy. Có lẽ Từ điển này sai. Có thể lắm chứ!!!
Còn nếu bạn “Chăm Tây” muốn làm từ điển khác thì hãy tiến hành cho Jabeh này học nhé.
Chúc vui!
Phải hiểu cách dùng ngôn từ rất độc đáo và linh hoạt của Inrasara, để thấy được hàm nghĩa của chữ. Inrasara nói “tinh thần tùy tiện” không thuần túy là tinh thần tùy tiện, mà trong đó ẩn chứa sự “tự do và sáng tạo”.
Ví dụ trong văn học Việt, Inrasara là một trong số rất ít nhà văn sáng tạo rất nhiều từ ngôn mới để nói lên điều chưa nói. “Lập biên bản” thì chỉ có công an mới “lập biên bản” các chuyện, vậy mà Inrasara đưa vào chốn văn học thành ra “phê bình lập biên bản”. Cái độc đáo của nó đủ thuyết phục nhiều tạp chí chuyên ngành chấp nhận “từ” rất dội và rất lạ này.
Và nhiều điều khác nữa. Nhà văn cần sáng tạo chữ là như thế.
Pingback: Thứ tư (15/08/2012) | Bồ câu đen
Chac gi sara viet dung
Chắc gì Khach đã đặt câu hỏi đúng nhỉ???
Tui nhớ có ai đó đã nói là: Nếu viết cái gì cũng tự cho là mình đúng, thì ông ta là thánh rồi, làm người làm gì nữa…
Chắc là anh Sara nhầm [hàng], vì trong đoạn này: “Trong công cuộc chữ nghĩa, biết 1 nói 1 đã hỏng, ngay biết 5 nói 1 cũng hỏng nốt. Theo thiển ý, nhất là với chữ Cham, biết 10 ta chỉ nên nói ½ thôi!”(hết trích). Người ta biết 5 nói 1 anh cũng cho là hỏng nốt, nhưng nếu biết 10 mà nói 1/2 thì anh lại ủng hộ là sao? Vì rõ ràng, biết 10 mà nói 1/2 tức là nói 5. Nó còn hơn cả biết 5 nói 1, và chỉ thua biết 1 nói 1 mà thôi. Hic.
Nhiều người dzô comment trong này cảm tính quá, cứ khen lấy khen để, khen giống như kiểu dzô khen để được lòng vậy. Kiểu khen như vậy rất dễ làm hỏng người viết. Tôi đọc nhiều bài trong web của anh Sara, rất nhiều câu khen như “Cei Sara viết ngắn, trúng phóc vấn đề, viết hay và nhất là rất… dzui.
Không chê bai ai mà lại làm cho người ta áy náy. Đoạn kết rất là dzui:
“Trong công cuộc chữ nghĩa, biết 1 nói 1 đã hỏng, ngay biết 5 nói 1 cũng hỏng nốt. Theo thiển ý, nhất là với chữ Cham, biết 10 ta chỉ nên nói ½ thôi! Để còn chừa ngõ thoát…”
Thế mới là đại trí… dzỗ tay…”. Đây có thể là cảm tình của độc giả dành cho anh Sara, nhưng tôi nghĩ, độc giả cũng cần phải có trách nhiệm với comment của mình, chứ kiểu comment cảm tính kiểu này thì…
Hi hi… a Thiên sầu hay lắm, đọc kỹ càng. Nhưng tui đọc kỹ nữa thì thấy anh hơi bị… logic hình thức. Như thế này nè:
biết MỘT nói 1
biết NĂM nói 1
biết MƯỜI nói 1/2 (của cái 1 đó)
Ý nhà thơ Inrasara là thế. Hiểu theo mạch văn là như vậy đó.
Thân mến
Vào xem còm trong Web của cei Inra không thấy còm nào phản hồi các vấn đề một cách khách quan theo quan diểm trao đổi và chia sẽ thông tin cho nhau, mà đa số còm hoặc là chê bai nhau, phỉ báng nhau thậm chí còn chửi nhau là ” ngu”. Vậy có phải các com muốn mượn trang này để xả tress??? và khi đưa phản hồi một vấn đề nào đó thì phải theo quan điểm và nhận thức của cá nhân mình chứ cái gì cũng đưa ý cei Inra vào hoặc phải khen cei Inra để được đăng ( Thiển ý ) thì không hay lắm. Một chút góp ý nhằm mong phản hồi các com có chắc lượng hơn, bớt căng thẳng hơn để trang này ngày càng có nhiều bạn đọc hơn. Chúc vui vẽ.
Thansau có lẽ không đọc nhiều comment trên trang này, do đó có quan điểm sai lệch. Tôi xin kê ra mấy điểm sau:
– Đây là trang có rất ít (thật là hiếm) người dùng từ để chưởi, như chữ mà Thansau đưa ra. Tôi hay thấy nhà thơ kiểm duyệt (có chú thích). Cho nên không phải mọi người lên đây là xả stress như Thansau nói.
Tôi đọc phần còm về họa sĩ CKT, về ông NTT là vấn đề rất căng mà nhà thơ Inrasara vẫn biết làm sao cho bớt căng, thì tôi thấy chuyện làm như vậy rất công tâm.
Cho nên khi Thansau viết: “còm trong Web của cei Inra không thấy còm nào phản hồi các vấn đề một cách khách quan theo quan điểm trao đổi và chia sẽ thông tin” tôi thấy không trúng đó.
– Có nhiều phê bình qua lại rất nghiêm túc, rất đáng để học hỏi. Tôi học hỏi nhiều đó. Ví dụ trao đổi nhau về ĐNH, trao đổi nhau về các bài trên Tagalao. Nhiều lắm…
– Còn còm khen nhà thơ Inrasara là có, nhưng cũng có người chê. Tuần trước tôi thấy trên trang này. Sau đó Thiensau chê Inrasara mà ông ta vẫn đăng. Thansau nói mọi người khen Inrasara để được đăng là thiếu công bằng với nhà thơ, và có ý xem thường mọi người.
(Chú thích: Tôi đọc bên mục Inrasara – Dư luận, tỉ lệ khen chê Inrasara là 98/2, cho thấy rất ít người chê. Họ viết trên báo chí trong nước lẫn hải ngoại. Lẽ nào các người có tiếng vậy viết khen Inrasara để được đăng?)
– Cuối cùng là theo thiển ý của tôi thì các người còm đều đứng tên thật của mình, hay nhiều tên quen thuộc. Đứng tên như vậy họ chịu trách nhiệm về ý kiến của mình.
Thansau viết vậy mà ngó được à?
Ví dụ khi bà con bàn về bài Su-ôn Bhum Cham của Nguyễn Văn Tỷ, anh không thấy có điều đáng học hỏi sao? Chỗ bài này có ai chưởi ai không? Đó là tôi đưa ra ví dụ cụ thể.
Còn anh mới đọc thấy vài cái mà nói là NHIỀU, XẢ STRESS, KHEN… là sao?
Đối với trang Web này mình đọc rất nhiều hình như ngày nào cũng vào, mình chỉ có ý nhắc một số bạn trẻ còm sao cho nhe nhàng, ý tứ, chớ căng kê làm gì, ngoài chuyện com ve CKC va Nguyễn TT.v.v… vừa rồi bài Su-ôn Bhum cham củng có máy chú còm căng thẳng lắm nên mình có nhã ý nhắc vậy thôi chứ không có ý gì, các còm khác góp ý tốt mình chả nói làm gì, ý mình chỉ mong các còm khi com lên nên căng nhắc cho kỹ ý tứ chứ nhiệt tình mà có ý bốc đồng quá cũng không hay. Cuối cùng mình muốn các bạn trẻ khi vào trang này khi còm nên căng nhắc ý tứ có chắc lượng hơn và mong trang này có nhiều người đọc hơn và lời còm có văn hóa hơn. Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ.