Ngak Pui: Cảm nhận về hệ quả hôn nhân ngoại tộc

(chuyên đề Hôn nhân ngoại tộc)

Trong xã hội ngày nay, người Chăm hay người Việt có gì khác nhau? Nói ở nhiều mặt khác nhau thì đúng là nó có những vấn đề và quan niệm khác nhau, nhưng chúng ta có cần phải xem xét từng chi tiết như vậy không?.

Nếu nói rằng, người Chăm và người Việt lấy nhau thì con cái họ có bị người khác khinh thường? Con cái họ tự ái, nhục nhã với bạn bè, người thân vì mình là Chăm – Việt?… và nhiều thứ vớ vẩn khác… theo riêng bản thân tôi thôi, thì điều đó phụ thuộc vào người làm cha mẹ là trước tiên:

Thứ nhất: Cha mẹ của đứa con lai Chăm – Việt ấy: có đủ khả năng hiểu biết và có đủ sức … để dạy con mình hiểu được “Văn hóa Chăm” là như thế nào không? Hay chính cha mẹ ấy cũng muốn lánh xa người Chăm và chính người Cha – mẹ ấy cũng tự ái mình là người Chăm.

Như thế nhất định con cái họ sẽ tỏ ra chán nản, tự ái…có cái gì mà tự hào, có gì đâu mà hãnh diện…mà chỉ chứng tỏ điều ngược lại mà thôi.

Người Chăm là ai, nói năng cộc lốc, không có cầu tiến, không quan tâm đến xã hội… và nhiều thứ vớ vẩn khác… mà nhiều người vớ vẩn khác thường nhận thấy… những thứ vớ vẩn và tưởng chừng “cái mà nhiều người cho là xấu, cái làm họ tự ái… chính là văn hóa của họ”, tại sao lại như thế? Chính thời thế đã tạo ra tính cách của họ, họ làm được gì, họ có quyền lên tiếng sao…? Vớ vẩn…. thế ta tự hỏi lại người Việt có những thứ vớ vẩn đó không….? Chắc chắn là có, có khi là nhiều hơn những gì chúng ta biết… phần lớn do giáo dục của người Cha Chăm – mẹ Việt hoặc ngược lại mà ra… Ở mỗi bên đó, nó đều có hay và không hay, sao chúng ta không lấy cả 2 cái mà hỗ trợ cho nhau…? Sao chúng ta cứ mãi mê… độc quyền một tôn giáo của chúng ta là Chăm hay là Việt để tạo ra một sản phẩm vô vị thế?
Anh Chăm nói rằng… tao không bao giờ lấy người Việt, người Việt cũng vậy, gia đình tôi, con cái tôi không bao giờ lấy người Chăm? Điều đó với anh có ra “phép tuyệt đối”? Liệu anh có đảm bảo được con anh, cháu anh, hoặc là chít anh… không lấy người Chăm hoặc ngược lại? Liệu anh có còn ở đó để ngăn cản cuộc hôn nhân di chủng nữa không? Không bao giờ, đừng để con các anh hỏi đặt câu hỏi Chăm – Việt khác nhau chỗ nào và tại sao xảy ra sự khác nhau đó… Tôi xin các anh, các chú, các bác… hãy để tự do họ hòa nhập lại mà tạo ra sự khác biệt trong quan niệm của người Chăm.

Thứ hai: Cái mà bản thân tôi muốn nói ở đây là “đứa con lai”, cũng như cha họ, họ có đủ hiểu biết về chính cội nguồn của họ không? Họ có thấy mình được ưu ái không hay là một tệ nạn…? Là một con lai họ có đủ tài năng, trí tuệ…để họ tự hào rằng mình là con lai hay ngược lại? Đó chính là xã hội có người giỏi thì có người không có tài… điều đáng nói ở đây là anh có sự cố gắng không?. Anh có nhiều tiền không? Anh có đủ tài giỏi không? Anh có gia đình, cha mẹ anh có hạnh phúc không…? Phần lớn do cha mẹ mà ra… Cha mẹ có quyền để dạy con cái mình biết những thứ con cái họ cần biết và con cái có tôn trọng hay tự hào hay không đó là chính họ chứ không phải do con của người Chăm hay Việt – con lai?. Theo cách tình thông thường không một ai chà đạp lên tổ tiên ông bà mình cả… chỉ ngoại trừ những “thằng khùng”.

Tuy nhiên, cũng có những điều ngược lại”. Đó là hai hằng số mà chúng cần quan tâm.

Vậy cha mẹ tự hào về ai? – Con cái. Con cái tự hào về ai? – Cha mẹ.

Đây chỉ là những ý kiến của riêng bản thân tôi, xin lỗi nếu đã xúc phạm tới ai đó…

 

5 thoughts on “Ngak Pui: Cảm nhận về hệ quả hôn nhân ngoại tộc

  1. UH! theo mình thấy thì nếu là người trong cuộc luôn có rất nhiều điều để nói. Tuy nhiên, mỗi vấn đề đều có mặt tích cực và tiêu cực. Quan trọng là cách ta nhìn nhận vấn đề, làm mọi thứ theo hướng tích cực hơn. Còn nếu đã là tình yêu chân thành thì đâu có biên giới gì. Nếu có sự giáo dục tốt thì mảnh đất khô cằn nhất cũng sẽ có hoa nở. ^^ Chúc mọi người 1 ngày vui!

  2. Pingback: Tin thứ Năm, 03-05-2012 « BA SÀM

  3. Trước tiên tôi cảm ơn tinh thần lên tiếng của bạn về vấn đề đang nóng trong xã hội Chăm hiện nay. Theo kaka nghĩ chuyện không phải đơn giản như bạn hay một số người nào đó suy ngẫm đâu, vấn đề cần phải qiải quyết một cách triệt để, trong lời bạn vừa nêu ra, hình như bạn sử dụng cụm từ “vớ vẩn” đến 6 lần, xin hỏi bạn cụm từ này theo bạn nghĩ thì như thế nào, hay bạn viết cho ai, viết với mục đích gì ? Cụm từ đó như thế nào đối với một số người, hình như lối dùng từ của bạn bị chập chững hay sao đó, tại sao bạn lại dùng từ “xin” hay là không xin. Nếu bạn chưa đọc cuốn sách “Bí mật về Huyền Chân công chúa” thì bạn chưa hiểu như thế nào về văn hóa Chăm (ngoài lề).
    Câu hỏi này không phải “chém gió” gì đâu hen!
    Thân mến.

  4. Trước tiên, tôi rất cảm ơn vài lời nhận xét của Kaka… và tôi vui về điều đó. Nhưng tôi vẫn áy náy và không hiểu cho lắm về comment của Kaka ở những điểm sau:
    Thứ nhất: trích: “Theo kaka nghĩ chuyện không phải đơn giản như bạn hay một số người nào đó suy ngẫm đâu”? Vấn đề không đơn giản ở đây là gì? Nếu nó phức tạp như Kaka nghĩ thì Kaka sẽ xử lý như thế nào? Chúng ta sẽ chọn cách “dậm chân” lại hay hãy cùng hòa nhập mà phát triển? Điều quan trọng và vinh dự nhất là chúng ta không làm mất đi cái “Chăm” trong người mình. Một khi chúng ta quá tự hào về một điều gì đó sẽ khiến chúng ta nhìn vấn đề một cách phiến diện đi… Kaka có nghĩ vậy không? Để tồn tại và phát triển đòi hỏi chúng ta phải hòa nhập dù cuộc hòa nhập ấy chứa đựng nhiều nguy cơ hủy diệt… còn hơn là cứ khư khư giữ cái “ngàn vàng” ấy mà chúng ta nhìn nó “bốc khói” không làm gì được?
    Thứ hai: theo Kaka “vấn đề cần phải qiải quyết một cách triệt để”? Vấn đề gì mà Kaka cần phải giải quyết triệt để? Chăm – Việt sao? Cuộc sống sẽ tự loại bỏ những gì không hợp với hoàn cảnh mà nó tồn tại? Nếu bị xã hội loại bỏ bạn vẫn “giải quyết triệt để” vấn đề Chăm – Việt sao? Chúng ta sẽ trả lời cho em, con, cháu… chúng ta như thế nào về văn hóa Chăm, hay vấn đề Chăm – Việt?
    Thứ ba: Vấn đề tôi sử dụng từ “vớ vẩn”, tôi rất tỉnh táo không say hay ngáp ngủ cả? Tôi có ý của tôi… chắc bạn là một sinh viên thuộc về “văn học” bạn đủ để biết tôi đang nói về cái gì, về ai…?
    Thứ tư: trích Kaka “Cụm từ đó như thế nào đối với một số người, hình như lối dùng từ của bạn bị chập hay sao đó, tại sao bạn lại dùng từ “xin”). Trước tiên, tôi không phải nhà văn hay nhà ngôn ngữ… tôi chỉ là một anh chàng nông dân, chẳng hiểu gì về “chữ nghĩa” nhiều… Tuy nhiên, tôi biết tôi đang làm gì và tôi viết gì….
    Và cuối cùng, rất vui vì bạn đã đọc nhiều sách Chăm, với tôi điều đó không quan trọng… “tôi không là một cuốn sách hay một tư tưởng của ai hết (bất cứ ai), tôi chính là tôi”.
    “Hãy vui lên và hãy cởi bỏ hết những gì chúng ta đang “ẩn giấu”, hãy hòa nhập vào nhịp đập của sự sống, ở đó chính là nguồn sống”……..
    Chào thân mến, và cảm ơn Kaka…
    Chúc bạn và những gì bạn đang mơ ước thành hiện thực nhé…

  5. Vâng kaka chấp nhận tinh thần phản biện của bạn. Có lẽ kaka cũng là cựu sinh viên và là sinh viên không chuyên về văn học như Ngak Pui nghĩ, chỉ thích đọc sách, về sách Chăm thì được Cei Sara và một số người trí thức Chăm tặng. Với tinh thần viết như bạn chắc bạn cũng có cái lí của nó nhưng kaka không nghĩ như thế, bạn giải thích nghe cũng có cái hay, kaka chẳng có mơ về điều gì hết, thời gian sẽ quyết định số phận, đối với kaka thì vấn đề học vấn hay gì đó không quan trọng. Xét về nhiều khía cạnh thì kaka cũng có học qua khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, chúc bạn thành công….

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *