(Chủ đề Bất an Dự án Nhà máy Điện hạt nhân – Ninh Thuận)
* Khu Tái định cư Sơn Hải – cách Vĩnh Trường (xã Phước Dinh) 3km nơi đặt Nhà máy ĐHN Ninh Thuận1.
Nhân kỉ niệm một năm thảm họa hạt nhân Fukushima, “chủ đề” được nêu ra thảo luận không mục đích nào hơn đánh động ý thức cộng đồng Chăm [và Kinh] ở Ninh Thuận về sinh mạng mình, đời sống tinh thần và tâm linh mình trong xã hội Việt Nam hiện đại. Sau 10 trích dẫn tư liệu, bài viết hay bài trả lời phỏng vấn cùng hơn trăm phản hồi của độc giả từ các nơi gửi đến, chủ đề đã thu hút được công luận nói lên được tiếng nói của mình với đầy đủ ý thức trách nhiệm của một công dân mà không phạm vào khối đoàn kết dân tộc và tình cảm anh chị em giữa cộng đồng. Đó là các đóng góp trực tiếp, thẳng thắn và thực tế giúp bộ phận trách nhiệm tham khảo để nhìn lại vấn đề.
Chủ đề cần được sơ kết giai đoạn 1. Inrasara.com tạm dừng chủ đề ở đây.
Hẹn gặp lại quý bà con, anh chị em và bạn đọc ở phần 2 khi có thông tin mới.
Inrasara
*
Từ ngày 10-3-2012 đến 24-3-2012, có 9 bài đã đăng:
1. Một năm sau thảm họa Fukishima: Ý kiến của trí thức VN về chương trình Nhà máy Điện hạt nhân ở Ninh Thuận
2. Bất an về điện hạt nhân lan rộng, Inrasara trả lời phỏng vấn BBC.vietnamese, 10-3-2012
3. Inrasara đối thoại với độc giả xung quanh dự án Nhà máy Điện Hạt nhân ở Ninh Thuận
4. Trà Vigia: Chăm trong lò hạt nhân
5. Vài lời trần tình của Inrasara
6. Palei Krong: 3 tiếng kêu cứu của 3 con thú bị thương
7. Ý kiến chuyên gia
8. Paka Jatrang: Trí thức Chăm và sự phản biện xã hội
9. Thêm một cảnh báo về Nhà máy Điện hạt nhân
10 Inrasara: ‘Tuyên truyền một chiều e sẽ phản tác dụng’ (chưa đăng)
1. Khởi sự từ chuẩn bị kỉ niệm một năm thảm họa hạt nhân Fukushima: 11-3-2012, tôi trích đăng ý kiến ý kiến của Gs Nguyễn Khắc Nhẫn – nguyên Cố vấn chiến lược của Tập đoàn Điện tử Pháp Electricité de France, ý kiến của Cựu Đại biểu Quốc Hội, Gs Nguyễn Minh Thuyết; đăng nguyên bài của nhà văn Nguyên Ngọc và Gs Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện nguyên tử Đà Lạt.
Điểm nhấn:
“Bây giờ không có gì là muộn. Muốn dừng thì dừng ngay, chứ có cái gì đâu. Bao giờ đã xây rồi, lúc đó anh tháo gỡ một nhà máy đã chạy, anh sẽ tốn kém hàng chục tỷ (đô-la), anh tốn ba, bốn, năm chục năm mới tháo gỡ xong.
“Hiện chưa làm gì hết, năm 2014 mới bắt đầu xây, mới chỉ thỏa thuận trên nguyên tắc thôi, chứ đã ký kết mua bán xong gì đâu mà không cho rút lui. Bây giờ vẫn còn thì giờ để rút lui và tôi xin cam đoan là Chính phủ thế nào cũng rút lui. Không thể nào đi tiếp được, bởi vì đi tiếp thì nó sẽ là Fukushima đấy.”
2. Tiếp theo là bài trả lời phỏng vấn của Inrasara trên BBC: “Bất an về điện hạt nhân lan rộng”, phát vào buổi tối 10-3 và đăng lại trên BBC.vietnamese cùng ngày. Bài này được nhiều trang mạng link. Ở đây, tôi ứng khẩu trả lời trực tiếp các câu hỏi của phóng viên Đài BBC xung quanh vấn đề Dự án ĐHN và nói lên nỗi bất an của cộng đồng cũng như sự im lặng của giới trí thức Chăm. Cạnh đó là ý kiến riêng của Inrasara. Bài phỏng vấn được đăng lại trên Inrasara.com, 12-3-2012 đã tạo phản ứng dây chuyền.
Sau đó tôi nhận được 50 ý kiến phản hồi khác nhau từ độc giả ở khắp nơi gởi đến. Đa phần ý kiến này không được đăng lên.
3. “Inrasara đối thoại với độc giả xung quanh dự án Nhà máy Điện Hạt nhân ở Ninh Thuận”, đăng Inrasara.com, 15-3-2012. Bài này đăng ở Tienve.org (Úc) cùng ngày. Tôi hệ thống các câu hỏi rời rạc thành 6 đề mục và tuần tự giải đáp. Đoạn quan trọng:
“Xưa, vương quốc Champa gồm 4 khu vực địa lý – lịch sử khác nhau. Pangdurangga (gồm Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay) là khu vực cực nam của đất nước. Người Chăm Ninh Thuận cư trú ở mảnh đất này hơn 2.000 năm,. Ngoài 2 cụm tháp Po Rome và Po Klaung Girai bà con lên hành lễ hàng năm, còn có cả trăm di tích văn hóa – tín ngưỡng khác đang được thờ phụng. Có thể khẳng định, đây là vùng đất văn vật và tâm linh sâu đậm nhất của dân tộc Chăm xưa và nay.
Khi có họa hạt nhân, 30km bán kính bao gồm cả 2 cụm tháp thiêng trên sẽ thuộc vùng cấm. Các nhà khoa học cho biết, phải mất vài thập kỉ mới có thể rửa sạch nhiễm xạ (nếu con người quyết tâm tẩy rửa). Không ai dám lai vãng, tháp sẽ thành tháp hoang (Bimong bhaw), và hàng trăm Kut hay Ghur (nghĩa trang tộc mẫu trong làng) cũng sẽ thành hoang (jwa)! Hoang, chỉ khi Bimong và Kut, Ghur không còn ai cúng tế, thờ phượng. Đó là hiện tượng không có bất kì người Chăm nào tưởng tượng nổi nó xảy ra lúc mình còn sống.”
“Điều cần nhấn mạnh là với đồng bào Chăm, mỗi sáng thức dậy nhìn thấy Nhà máy Điện hạt nhân đang chạy, lo lắng cho tương lai bấp bênh – hỏi làm sao họ có thể an cư lạc nghiệp. Cạnh đó và hơn thế, cả một vùng đất linh truyền đời với bao nhiêu tháp, đền, Kut, Ghur… luôn trong nguy cơ trở thành vùng đất hoang theo ám ảnh tâm hồn họ, họ không bất an mới là chuyện lạ.
Yếu tố văn hóa truyền thống và đời sống tâm linh của cả bộ phận lớn một dân tộc không là yếu tố quan trọng sao? Theo tôi, đây là câu hỏi mag tính quyết định.”
Về giải pháp:
“Riêng cá nhân tôi, sắp tới tôi sẽ có thư riêng gửi tới Đại biểu Quốc hội người Chăm, và cả Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận. Các vị Đại biểu này sẽ trực tiếp với cử tri, khi đó việc trưng cầu dân ý cần được nêu ra trước nhất. Nhưng làm sao kết quả của trưng cầu dân ý khả tín nhất? Thứ nhất, cơ quan hữu quan cần cung cấp đầy đủ thông tin về dự án tới đồng bào; thứ hai, cho bà con hiểu rõ về ý thức dân chủ, về quyền tự quyết của một công dân trách nhiệm; cuối cùng là tạo không khí cởi mở để người Chăm và dân Ninh Thuận có thể thể hiện chính kiến của mình mà không vướng một trở ngại nào bất kì.”
Bài này với nhiều ý kiến phản hồi đã được Boxit.vn đăng lại ngày 22-3-2012.
4. Do độc giả và bà con có nhiều phản ứng hơi quá đà, nên tôi với tư cách chủ trang web và người khơi mào câu chuyện, có vài “lưu ý” để các phản hồi tập trung hơn vào đề tài: đảm bảo tinh thần đoàn kết các dân tộc Việt Nam, không phê phán cá nhân, không phân rẽ giới học thức Chăm, từ đó ý kiến có khả năng mang lại hiệu quả tích cực.
5. Tiếp đó, Trà Vigia viết “Chăm trong lò hạt nhân” đăng trên Inrasara.com, 18-3-2012. Đây là phản ứng “cực chẳng đã” của nhà văn nông dân này. Cay đắng, trào lộng và bất lực. Anh viết:
“Thêm một thông tin thú vị, có một quan chức đầu ngành triệu tập một số trí thức Chăm phủ dụ: các anh chị đừng nghe kẻ địch tuyên truyền xuyên tạc chủ trương chính sách của Nhà nước. Nếu rủi ro có sự cố thì Chăm chết chỉ có một trăm ngàn, còn Kinh thì đến năm trăm ngàn hy sinh. Một tỷ số quá chênh lệch! Ngặt nỗi dân số Chăm (ở tỉnh này) chỉ có chừng ấy, chết hết thì coi như tiệt nòi trong khi thế giới đang nỗ lực bảo tồn những đông vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Cũng không nên đem sinh mạng người Kinh Ninh Thuận ra đánh cược vì ai cũng là người cho dù sống ở đâu, làm gì, đang vui hay buồn?! Chăm sẽ sống như thế nào nơi vùng đất mới? Họ sẽ bỏ lại Tháp, Kut, Ghur… bỏ lại tổ tiên làng mạc quê hương đã thành miền đất chết đồng nghĩa với bỏ lại nghi lễ tôn giáo, phong tục tập quán ngàn đời. Di dời dân dành chỗ cho thủy điện có chuẩn bị trước còn gặp nhiều khó khăn bất cập nói chi đến cấp cứu sơ tán hàng trăm ngàn dân trong mưa bụi phóng xạ thì không đáng lo mới là chuyện lạ!”
Bài của Trà đã được trang mạng xã hội Anhbasam đưa lên trang nhất, sau đó rất nhiều mạng ngoài lề khác đăng lại đã tạo hiệu ứng đặc biệt.
6. “Tư liệu và ý kiến chuyên gia”. Tôi đưa thông tin ngắn về Chernobyl – 26-4-1986 và Fukushima – 11-3-2011. Sau đó là trích dẫn bài Gs Nguyễn Khắc Nhẫn trả lời phỏng vấn Đài RFA: “Không thể để NinhThuận trở thành Fukushima”. Vị giáo sư này đã tổng kết như sau:
– Về xuất xứ lò hạt nhân: 2 nước để xảy ra thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử nhân loại là Nga và Nhật lại đi xuất khẩu hạt nhân qua Việt Nam.
– Về vấn đền nhân mạng: không có gì là đảm bản hết.
– Về bản thân lò hạt nhân: không có lò phản ứng nào an toàn được.
– Về lợi ích kinh tế: bài toán kinh tế rất phức tạp và kinh phí khổng lồ.
– Về năng lượng thay thế: Điện hạt nhân Việt Nam sẽ đắt hơn năng lượng tái tạo.
7. Với bài “3 tiếng kêu cứu của 3 con thú bị thương”, Palei Krong chia sẻ với 3 tác giả Chăm về Dự án ĐHN mà anh cho là “3 đoạn chữ nghĩa hay nhứt. Nó gây xúc động mãnh liệt nhứt, bằng 3 cách thức hoàn toàn khác nhau, được viết bởi ba đứa con Chăm trong ba vị thế khác nhau”.
Anh kết: “Trọn gói dân tộc Chăm đang trong nồi hạt nhân, khoán trắng cho sự may rủi”.
Bài viết ngắn nhưng gây xúc động mạnh.
8. Để ủng hộ chủ đề, tác giả trẻ Paka Jatrang có tiểu luận ngắn: “Trí thức Chăm và sự phản biện xã hội”, Inrasara.com, 22-3-2012.
Bài viết đầy thiện chí, nhiệt tình dù còn nhiều bất cập, nhưng đã đánh trúng vấn đề nóng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mệnh cả cộng đồng và nền văn hóa của một dân tộc. Nó xuất hiện đúng lúc và rất cần thiết.
9. “Thêm một cảnh báo về Nhà máy Điện hạt nhân”.
Văn hóa an toàn trong xã hội Việt Nam là… rất kém. Đó là kết luận của nhiều chuyên gia và trí thức trong và ngoài nước (mới nhất, Đập thủy điện Sông Tranh 2 là ví dụ). Ông Đào Tiến Khoa, Viện Khoa học & Kỹ thuật hạt nhân, dẫn chứng Yanko Yanev, giám đốc chương trình tri thức hạt nhân của IAEA, khẳng định rằng ĐHN phải được đặt chắc chắn trên một kiềng 3 chân:
– Lòng tin của cộng đồng vào ĐHN
– Trách nhiệm cao nhất trong sử dụng và vận hành ĐHN
– Tri thức hạt nhân luôn được duy trì và phát triển.
Cho đến nay chúng ta vẫn chưa xây dựng và củng cố được chân kiềng đầu tiên, chân kiềng 2 cũng chỉ tồn tại hình thức trong giấy tờ, công văn liên quan tới ĐHN, còn chân kiềng 3 thì vô cùng yếu kém. Rồi ông kết luận:
“Rất đáng lo là hiện nay chúng ta gần như ở trong tình thế bị động phải tin vào những cam kết an toàn của nhà thầu nước ngoài cho lò phản ứng nhà máy ĐHN Ninh Thuận mà không có cơ sở phản biện quốc tế độc lập nào cũng như thiếu trình độ tri thức hạt nhân nội lực đủ mạnh để có thể hiểu và nắm được các chi tiết kỹ thuật của lò phản ứng do nhà thầu đưa ra, đánh giá được độ an toàn của nó”.
10. Sau cùng là bài trả lời phỏng vấn báo chí trong nước (chưa đăng): “Inrasara: Tuyên truyền một chiều e sẽ phản tác dụng”
Ở đây, tôi sẽ nêu đầy đủ và cụ thể quan điểm của mình về Dự án này.
Pingback: Tin Chủ Nhật, 25-03-2012 « BA SÀM
Sara đã làm được rất nhiều (cho Chăm, cho mọi người…) Bây giờ Sara hãy hoàn thành tâm nguyện của S đi. Mọi người chờ đợi những sáng tạo mới của Sara nhất là tiểu thuyết.
Chúc anh luôn tràn đầy hứng khởi cho những dự định của mình
Pingback: Tin Chủ Nhật, 25-03-2012 | Dahanhkhach's Blog
Ngạc nhiên không? Tôi không thấy có bất cứ người trí thức Kinh ở Ninh Thuận nào có ý kiến cả! Họ ngủ cả hay sao? Hay dân Kinh ở Ninh Thuận không có trí thức? Hay họ bị mua chuộc hết cả rồi???
Có ngạc nhiên không…
Chào K!
K yêu văn chương Inrasara nên K mong Inrasara làm vậy. Tôi cũng yêu thơ văn Inrasara, ngày xưa à – mới đây tôi cũng từng mong anh Inrasara làm như vậy.
Tôi còn nói đùa là nếu anh Inrasara đừng lo chuyện Chăm, anh chuyên làm thơ viết văn đi, không chừng anh còn giật cả Nobel nữa! Ôi, Nobel để làm gì?
Lò hạt nhân sắp làm lẩu hết người Chăm tới nơi, vậy nhà thơ đa tài này còn đầu óc viết tiểu thuyết không? Viết cho ai đọc? Ôi, tội con quá trời ơi…
“Lò hạt nhân sắp làm lẩu hết người Chăm tới nơi, vậy nhà thơ đa tài này còn đầu óc viết tiểu thuyết không? Viết cho ai đọc? ”
– Về hạt nhân em nghĩ Sara đã làm hết những gì có thể rồi, vả lại về hạt nhân rất nhiều người có thể làm (phản biện, phản đối ý kiến…) được còn làm thơ viết tiểu thuyết như S thì không nhiều.
– Hơn nữa K tin rằng (mong rằng) hạt nhân chắc sẽ ngừng thôi, vì thế S chuẩn bị viết tt đi là vừa… Rất nhiều người muốn đọc và sẽ đọc.
Pingback: NHẬT BÁO BA SÀM : TIN CHỦ NHẬT 25-3-2012 « Ngoclinhvugia's Blog
Chiều chủ nhật, nhận được điện thoại của ông cậu họ xa dắt vợ vào SG lãnh bằng đại học. Ngồi lai rai vài chai rồi buôn chuyện cho vui. Thu thập được ba thông tin nóng hổi (chưa chắc đúng hay không), chia sẻ cùng bà con:
1. Sẽ có 1 đợt di dân mới tới huyện Bắc Bình mà nghe đâu là dân Cao Bằng hay Bắc Cạn gì đó. Khiếp, tương lai dân Bắc Bình toàn nói giọng bắc. Chăm bị bao vây tứ bề theo dạng da beo (có đọc đâu đó), nguy cơ gì cũng có thể xảy ra. Mà nghĩ cũng lạ, ở miền bắc sống không được hay sao và phải di dân vào miền nam. Tại sao không là Đồng Nai hay Vũng Tàu mà toàn là vùng đất có người Chăm? …
2. Chủ tịch huyện Bắc Bình vào SG tổ chức họp đồng hương, rồi vận động anh em tham gia chương trình “xây nhà tình thương”, có gọi cho tôi (mặc dù không quen biết). Lạ ở chỗ: Cán bộ tại huyện (cả Chăm lẫn Kinh), đi ra đường họ toàn nhìn trời, nói tòan chuyện thế giới, chạy toàn xe tay ga xịn, bia thì Tiger còn SG đỏ thi không chơi… Vậy mà sếp của họ lại vô SG xin xỏ những người bị coi là lang bạt, không ổn định. Vậy có lạ không?
3. Xin việc ở Bình Thuận khó cực kỳ. Ngỏ ý với thằng bạn thử có đường nào xin vào điện lực BT không? Thằng bạn hét giá luôn: 5000 USD (bây giờ không xài VN đồng mà đọc theo tiếng Mỹ là Viếtnam Đón-lờ), nhưng cũng chưa chắc vô được nếu không đúng đường, mất tiền như chơi. Ừ 5000 USD cũng rẻ, chứ nhỏ em họ mất 80 chục triệu rồi mà cũng chẳng ra hồn, đang run. Nghĩ thầm, có 5000 USD kinh doanh không sướng hay sao mà phải chạy chọt rồi chừng nào mới thu lại được.
Cuối tuần buôn chuyện chơi, có gì không phải mong mọi người bỏ qua nhé.
Nhất trí cao với Chàm Lai: trí thức Kinh ở Phan Rang thành trí ngủ từ Tết Công-gô rồi!
Nhất trí cao với K: cả Ninh Thuận chỉ có mỗi anh Inrasara là nhà văn. Vậy Inrasara viết tiểu thuyết đi.
Một mình nhà thơ có la làng la xóm la trong nước hay la hải ngoại cũng thế thôi.
Nếu có bỏ phiếu trưng cầu dân ý thì cùng lắm chỉ lẹt đẹt vài anh chị từng yêu văn thơ anh nghe theo anh thôi.
Còn thì… hết!
Chước chuồn là hơn.
Đọc bài này buồn quá nhà thơ ơi. Thế giới sao mà bấp bênh, bà con Chăm sao mà cứ chịu bất an. Bà con khổ nhiều rồi, nghèo nhiều rồi, suốt chiều dài lịch sử. Hôm nay còn có 1 dúm nhỏ thôi mà ai lại nghĩ chuyện đưa hạt nhân tới làm bất an thêm. Ôi, trời tru đất diệt nhà nó… Nó sẽ bị đọa mấy kiếp sau….
Hãy cố lên đồng bào Chăm sức mạnh phát nguồn từ tình yêu quê hương xứ sở nên hãy chứng minh sự tồn vong của sứ sở mình bằng hành động. Chỉ có sức mạnh của nhiều người chứ không phải một người mà làm nên. Tất cả ĐỪNG SỢ hãy XUỐNG ĐƯỜNG BiỂU TÌNH Quyết thắng Quyết thắng… Yêu đồng bào Chăm nhiều.
Độc giả “Kiên nhẫn” hô hào vầy là hổng được đâu nhé!
Dòm quanh có ai lên tiếng đâu mô? Có mỗi ông Inrasara với Trà Vigia và vài bọn nhóc. Chả viết vậy thôi chứ chả dám về quê mà hô hào xuống đường! Nhưng dẫu sao chả nói vậy ngó bộ cũng tạm được. Chàm chỉ có bất bạo động thôi. Bất bạo động kiểu Chàm: Ngồi lỳ nhà mà rủa.
Nguyễn Thị Hạnh gợi ý vầy mà khôn: tôi đề nghị 72.000 người Chàm ở Phan Rang hãy ngồi nhà mà rủa:
“ông bà nào mang hạt nhân tới ám hại người Chàm tui thì trời chu đất diệt mấy đời dòng họ nó“.
Rủa hoài thì ai đó cũng biết sợ, mà bỏ dự án.
Tin tôi đi: lời rủa của 7 vạn nhân mạng chớ có đùa!!!!
Tôi xin góp lời về chuyện này.
Thật khó nói chuyện lấy chữ ký trong đồng bào Chăm, còn xuống đường thì mơ hồ.
Tôi lấy ví dụ gần nhứt. Nhà văn Phạm Thị Hoài viết trong bài “2 con số”, chị ta thống kê vụ Tiên Lãng bất công ai cũng thấy, nhà nước ta cũng thấy rất sai, vậy mà người Việt trong nước chỉ xin được 1.361 chữ kí trên 86 triệu người. Trong lúc đó thì ở Mỹ về vụ đòi trả tự do cho nhạc sỹ Việt Khang, mà họ đã xin được 124.898 chữ ký trên gần 2 triệu người Việt.
Cho nên các bạn hãy tha cho ông Inrasara về lấy chữ ký người Chăm. Tội ông ta lắm. Ông ta đã dũng cảm nói lên tiếng nói trí thức của mình rồi. Nói ở diễn đàn thế giới và trong nước, nói với người Kinh và người Chăm. Chỉ nói thôi, mà có trí thức nào nói đâu!!??
Các bạn đừng nghĩ rằng tôi khuyên ông Inrasara nên… hèn nhát! Oan cho tôi.
Xin có đôi nhời dại dột. Mong các bạn Chăm hiểu cho.
Thấy anh loay hoay miết với ba cái vụ “điện hôt nhơn” mà quên mất sáng tạo, TXB tò mò tìm hiểu trên mạng thì thấy:
1. Ở LINK NÀY THÌ:
– Theo GS Nguyễn Đăng Vang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT thì chúng ta có đủ năng lực để vận hành nhà máy điện hạt nhân và chỉ cần 32 tháng để đào tạo một đội ngũ về những vấn đề này. HE, BÀI DÀI, ẢNH ĐẸP VÀ NHIỀU KẾT LUẬN HÙNG HỒN, HEHE
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/140635/Chung-ta du-kha-nang-quan-ly-van-hanh-nha-may-dien-hat-nhan.html
2. Ở LINK NÀY THÌ THẤY: ÔNG NÀY TRƯỚC KHI LÊN LÀM PHÓ CHỦ NHIỆM UỶ BAN KHCN & MT LÀ CỤC TRƯỞNG CỤC CHĂN NUÔI
http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2011/06/phap-vinh-danh-cac-nha-nong-hoc-viet-nam/
HE, CỤC TRƯỞNG CỤC CHĂN NUÔI MÀ NÓI VỀ ĐIỆN HẠT NHÂN THÌ THÀNH “HỘT NHƠN” LÀ YÊN TÂM NGỦ NGON RÙI.
GHI CHÚ: PHÁT MINH NÀY SAU NÀY ANH SỬ DỤNG Ở ĐÂU NHỚ NHẮC NHỞ “CÔNG LAO” GOOGLE CỦA TXB ĐÓ NHE. TXB TOÀN TÌM Ở NHỮNG TRANG CHÍNH THỐNG.VN, KHÔNG THÔI ANH HIỂU LẦM LÀ “THẾ LỰC THÙ ĐỊCH” THÌ MỆT, HEHE
Loa, loa… loa…
Đồng bào lắng nghe lắng nghe đây!
1/- Ngài Giáo sư Nguyễn Đăng Vang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường tuyên bố: “Chỉ cần 32 tháng là chúng ta có đủ năng lực để làm việc đó và để đào tạo một đội ngũ vận hành ĐHN… Và mỗi năm làm một lò”
– Trả lời: Theo VnExpress, ngài Giáo sư này nguyên là Cục trưởng Cục Chăn nuôi. Dân chăn nuôi ăn nói có khác. Chính xác! Ở ta cần gì nghiên cứu 7-10 năm mới có bằng Tiến sĩ, 1-2 năm cũng giật cái bằng đút túi. Nhiều Tiến sĩ chả cần học nữa. Vậy, cần gì phải đến 32 tháng chứ, thưa ngài Giáo sư?
Còn “mỗi năm làm một lò” – Ồ, sao giống lò rèn ở quê tui quá!
2/- Theo VnEconomy: “Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói về lò ĐHN đã được kiểm chứng bảo đảm tuyệt đối an toàn”
Trong khi chuyên gia hàng đầu VN về ĐHN Phạm Duy Hiển khẳng định: KHÔNG có lò hạt nhân nào an toàn cả!
– Trả lời: Chưa ai sưu tra được ngài Phó Chủ tịch Quốc hội học ngành điện hột nhơn ở hành tinh nào? Nhưng phải thừa nhận rằng, khi làm quan người ta ăn nói có khác.
Ở nước ngoài, họ đào tạo chuyên nghiệp, chuyên sâu hàng mấy chục năm. Trong khi VN chỉ cần 32 tháng làm được thì quá PRO rồi.
Nhật và Nga họ bỏ qua sự an toàn của nhân dân VN để bán cái công nghệ hạt nhân mà họ đang muốn vứt bỏ vì mối lợi sẽ mang lại thì họ… quá khôn lỏi.
Tôi nhớ khi bàn về cuốn Có 500 năm như thế của ông HTT, nhà văn Inrasara đã đặt vấn đề rất hay là:
Công nhận Quảng Nam rất nhiều giòng máu Chăm, công nhân là “chúng ta là người Chàm đang nói tiếng Việt bằng giọng Chàm?”
nhưng vấn đề là nhà văn Inrasara nói: KHI NHẬN MÌNH LÀ CHÀM, CÁC ANH CÓ DÁM ĐẤU TRANH VÌ QUYỀN LỢI DÂN TỘC CHÀM KHI CÓ SỰ CỐ KHÔNG?
Nhà thơ đặt ra cách nay gần một năm. Nhà thơ dự cảm và tiên liệu hết, tài là vậy!!!
Ô Tú có trả lời câu hỏi này được không?
Chắc người Chăm phải di cư dần vào TpHCM tìm đất sinh sống như bác Sara thôi!
Anh Ysa đùa cei Sara rồi đó.
Cei Sara có nhà Sài Gòn, nhưng cei vẫn xây dựng Nhà trưng bày văn hóa ở quê cho bà con.
Rồi cei Sara ở Sài Gòn, nhưng cei đâu có ngậm miệng, mà cei lên tiếng.
Còn nữa, sắp tới cei Sara còn về sống với cô bác Chăm mình nữa.
Làng Chakleng này gần nồi hột nhơn lắm đó.
Không được, ngài Ysa à!
Phải làm như ông Inrasara sắp làm ngược lại: di cư dân Chăm từ Sài Gòn về Phan Rang.
Đó mới là vùng đất thiêng, như ông ta nói. Còn thì hãy mặc kệ các “trí thức” “dũng cảm” bám Sài Gòn. Tôi khoái ông Inrasara khi ông đã nói và sắp làm như vậy. Huray!!!