Văn chương & Tư tưởng II-114

Nhưng làm thế nào có thể gọi sự vật đúng tên khai sinh sự vật, với vốn ngôn ngữ nghèo nàn như thế? Và đâu là chất kích thích sáng tác, với khoảng đón đợi vô tình như thế từ phía người đọc vô hình? Các câu hỏi loại này nói lên sự thể người hỏi vẫn còn mắc kẹt phía bờ này chân trời của kẻ thiếu Quê hương. Chưa đáo bỉ ngạn thơ ca. Một thi sĩ cư trú và canh giữ ngôn ngữ dân tộc không “chê” ngôn ngữ đó nghèo nàn hay giàu sang. Bởi biết đâu, chính sự giàu sang của ngôn ngữ bạn đang che giấu nghèo nàn bên trong nó, một giàu sang không gì hơn tố giác nỗi sa đọa ngôn ngữ của người sử dụng. Sự chộn rộn đầy nôn nóng của người làm thơ hôm nay trong sự giàu sang-nghèo nàn của ngôn ngữ thơ ca đang làm cho nỗi sa đọa kia lộ thiên đồng thời che khuất chân tướng của nó. Đã không ít thi sĩ rời bỏ bổn phận canh giữ ngôi nhà của Tính thể, mà chỉ lo chạy vạy cạnh tranh tăng giá thương hiệu trước công chúng, tự hiến mình làm nô lệ cho đám đông thụy du. Thế hệ thi sĩ thiếu Quê hương bị cuốn phăng vào cuồng lưu ngôn ngữ sa đọa, để cuối cùng chịu thao túng và trôi giạt cùng vô số đám mảnh vỡ từ chất thải của phương tiện truyền thông đại chúng đủ loại. Họ tự vuốt ve và vuốt ve nhau trong nỗi khốn cùng của kẻ mất nhà, không nơi nương tựa.

Inrasara, Hàng mã kí ức, 2011

One thought on “Văn chương & Tư tưởng II-114

  1. Lâu lâu cũng phải khen ông Inrasara viết đoạn này hay:

    “Thế hệ thi sĩ thiếu Quê hương bị cuốn phăng vào cuồng lưu ngôn ngữ sa đọa, để cuối cùng chịu thao túng và trôi giạt cùng vô số đám mảnh vỡ từ chất thải của phương tiện truyền thông đại chúng đủ loại. Họ tự vuốt ve và vuốt ve nhau trong nỗi khốn cùng của kẻ mất nhà, không nơi nương tựa.”

Leave a Reply to Trần Sáng Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *